Ô văng là gì? Quy định cần chú ý khi thiết kế ô văng

Khi thi công xây dựng nhà ở chúng ta thường nghe đến các hạng mục: móng, tường, dầm, mái… được các kiến trúc sư và chủ nhà quan tâm, tuy nhiên các hạng mục nhỏ trong quá trình xây dựng như ô văng, lanh tô, nền,… cũng cần được chú ý vì nó cũng đóng vai trò quan trọng do đó bạn cần phải có hiểu biết và kiến thức về hạng mục này để quá trình thi công được đạt chuẩn nhất.

Ô văng là gì

Ô văng hay còn có tên gọi khác là mái hắt là kết cấu nhô ra khỏi tường, nằm phía trên hoặc ngang với lanh tô cửa sổ, cửa đi có cấu trúc dốc hoặc ngang.

Chức năng của mái hắt là che nắng, che mưa cho cửa sổ chúng được thiết kế nhô ra khỏi mặt tường với khoảng cách nhất định theo tiêu chuẩn xây dựng.

Các loại ô văng

Hiện nay có rất nhiều mái hắt khác nhau, chúng được chia thành vật liệu cấu tạo chính hoặc theo hình thức thiết kế. Tùy thuộc vào đặc điểm của công trình, cũng như sở thích mà chủ đầu tư chọn kiểu mái hắt phù hợp.

Theo kết cấu

  • Ô văng liền lanh tô: có khả năng chịu lực tốt hơn
  • Ô văng rời lanh tô: có khả năng chịu lực kém hơn

Theo vật liệu cấu tạo

  • Ô văng bê tông cốt thép
  • Ô văng thép kính
  • Ô văng khung thép

Theo hình thức thiết kế

  • Ô văng bê tông cốt thép chữ Nhật đơn giản
  • Ô văng sắt tạo hình hiện đại
  • Ô văng gỗ truyền thống
  • Ô văng mái kết hợp

Cấu tạo ô văng

Cùng với sự phát triển rộng rãi của nhà bê tông cốt thép, thì việc thiết kế mái hiên bê tông cốt thép cũng là một sự lựa chọn được ưu tiên bởi tính thẩm mỹ và chi phí của nó.

Người ta thường kết hợp cả lanh tô và ô văng với nhau thành một khối thống nhất.

Bản vẽ cấu tạo lanh tô ô văng:

Cấu tạo chi tiết ô văng

Cách bố trí thép mái hiên bê tông cốt thép cũng giống như việc bố trí một tấm sàn với diện tích nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều. Bởi vậy nó vẫn tuân theo những nguyên tắc bố trí thép sàn tiêu chuẩn.

Quy định cần chú ý về thi công ô văng

Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng ô văng cửa sổ:

Phần nhô ra cố định

Đối với những nhà thổ cư, độ cao của mái hắt được tính từ vỉa hè lên tới độ cao 3.5m. Các bộ phận của ngôi nhà gồm ban công, mái hắt không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp sau:

  • Đường ống thoát nước mưa đứng ở mặt phía ngoài nhà: Được phép vượt không quá 0,2m chỉ giới và phải đảm bảo được mỹ quan.
  • Độ cao từ vỉa hè tính lên tới 1m, các cấu kiện được phép vượt chỉ giới <0.2m bao gồm gờ chỉ, bậu cửa và các bộ phận trang trí.
  • Tính từ độ cao 3.5m so với mặt vỉa hè, các bộ phận như mái hiên, sê-nô, ban công (không tính mái đón, mái hè) được nhà nước cho phép vượt quá chỉ giới với điều kiện:
  • Độ vươn ra yêu cầu phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất là 1m, phải đảm bảo tuân theo các quy định của nhà nước về an toàn lưới điện, tuân thủ quy định về vấn đề quản lý xây dựng được áp dụng cụ thể cho mỗi khu vực.
  • Phải có sự thống nhất giữa độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công, tạo được nhịp điệu trong hình thức các kiến trúc công trình. Đồng thời, tạo ra được không gian đẹp, cảnh quan bắt mắt trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể của khu vực.
  • Phía trên của phần nhô ra chỉ có thể sử dụng làm ban công, không được phép che chắn tạo thành buồng.
STT Chiều rộng lộ gới (m) Độ vươn xa tối đa Amax (m)
1 Dưới 7m 0
2 7.12 0.9
3 >12.15 1.2
4 <15 1.4

Phần nhô ra không cố định

Đối với phần nhô ra không cố định như cánh cửa thì với những độ cao từ vỉa hè lên 2.5m các cánh cửa khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ. (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng).

Phần ngầm dưới mặt đất

Bộ xây dựng quy định rằng tất cả các bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Tìm hiểu: Chỉ giới đường đỏ là gì?

Đối với mái đón và mái hè phố

Bộ xây dựng khuyến khích xây mái đón hè phố ngô ra cộng động để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Một số quy định khi xây mái hè phố:

  • Thiết kế đồng bộ cho cả dãy phố hoặc cụm nhà với kích thước và diện tích đồng đều đảm bảo tạo cảnh quan.
  • Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy.
  • Độ cao cách mặt vỉa hè từ 3.5m trở nên và đảm bảo mỹ quan đô thị.
  • Không được vượt quá đường chỉ giới đỏ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đi đường.
  • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (xây ban công, sân thượng…)

Quy định về các bộ phận được nhô ra

Khi xây dựng mái hắt cần tuân thủ các quy định về các bộ phận được phép nhô ra: 

Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối đa (m) Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
>2.5 Gờ chỉ, trang trí 0.2
>2.5 Kết cấu di động: Mái dù, cánh cửa 1.0
>3.5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực)
Ban công mái đua 1.0
Mái đón, mái hè phố 0.6

Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ

Quy trình lắp đặt mái hắt được tiến hành như sau:

Quy trình thi công ô văng đúng cách

Bước 1: Kiểm tra mái hắt

  • Kiểm tra các tiêu chuẩn như hình dáng, kích thước, chủng loại mái hắt xem đã đúng như bản thiết kế chưa.
  • Kiểm tra về thời gian đúc đã đáp ứng được cường độ chịu lực chưa

Bước 2: Vận chuyển ô lăng đến vị trí cần lắp đặt

Trong trường hợp mái hắt được gia công ở nơi xa vị trí lắp đặt bạn cần tính toán về phương tiện vận chuyển sao cho đảm bảo chất lượng nhất. 

Bước 3: Kiểm tra về độ ổn định của giàn giáo

Quá trình lắp đặt diễn ra ở trên cao nên cần kiểm tra độ chắc chắn cũng như độ an toàn của giàn giáo để việc thi công diễn ra thuận lợi.

Bước 4: Làm cây chống đà đỡ mép ngoài mái hắt

Vì đặc điểm của mái hắt là đặt nhô ra phía ngoài mặt tường <1.2m nên phải dựng cây chống đà để đỡ mép mái hắt ổn định trong khi lắp đặt.

Bước 5: Kiểm tra độ ngang bằng và độ cao của đoạn tường đặt ô văng

Trước khi đặt mái hắt lên thì bạn nên xác định lại vị trí, kích thước theo bản vẽ cũng như kiểm tra xem độ cao và độ ngang bằng của đoạn tường đặt mái hắt đã đạt chưa.

Bước 6: Tiến hành rải vữa đệm

Sau khi việc bố trí giàn giáo, cây chống đà đạt yêu cầu bạn cần tưới nước lên đoạn tường lắp đặt ô văng để tạo độ ẩm rồi phủ lên đó một lớp hồ dầu và cuối cùng là rải vữa đệm.

Bước 7: Tiến hành lắp đặt mái hắt

Đưa mái hắt lên lớp vữa đệm. Trước khi đặt bạn cần phải xác định được chiều của cốt thép chịu lực và vệ sinh mép dưới của mái hắt rồi mới phủ lớp hồ dầu lên.

Bước 8: Đặt mái hắt đúng vị trí và kết hợp với chống đỡ mái hắt

Bạn phải điều chỉnh sao cho mái hắt phía tường trong cũng phải khít với mặt tường. Đồng thời kết hợp dựng cây chống đà đỡ mái hắt cố định.

Lưu ý khi thiết kế ô văng cửa sổ

Khi thiết kế ô văng bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà:

  • Cách bố trí thép mái hắt bền chắc nhất: tùy vào kích thước, độ dày và tính chịu lực của mái hắt mà bạn phải chọn thép có kích thước phù hợp và có khả năng chống đỡ lực tốt. Trong trường hợp bạn chọn mái hắt dày 5-7cm, phần nhô ra khỏi tường là 1.2m, mái hắt kiểu console thì bạn cần dẫn thêm sắt mái hắt để chống đỡ phần mái hắt sát tường. Bạn cần chuẩn bị giàn giáo, cây chống, đà chống để chống đỡ mái hắt sau khi lắp đặt.
  • Trang trí mái hắt bằng những hoa văn đẹp: Để công trình trở nên độc đáo, bạn có thể chọn thiết kế mái hắt dạng mái chéo và trang trí bằng các tấm ngói. Thêm vào đó là sử dụng hoa văn đơn giản hoặc phức tạp để làm điểm nhấn cho ô văng.
  • Chọn kích thước ô văng chuẩn: Kích thước của ô văng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như độ dày cũng như độ rộng. Tuy nhiên bạn cần tuân thủ kích thước theo quy định của pháp luật, độ vươn ra tối đa của ô văng khoảng 0.9m – 1.4m. Đồng thời, mái hắt cũng phải nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè 1m.

Tổng hợp các mẫu ô văng cửa sổ đẹp bạn có thể sử dụng cho ngôi nhà của mình

Ô văng cửa sổ lợp ngói

Ô văng ngói là mẫu ô văng cửa sổ khá phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Mẫu ô văng này phù hợp với hầu hết các loại hình nhà ở hiện nay: nhà phố, biệt thự, nhà dân,… kiến trúc: mái thái, mái nhật.

Ưu điểm của mẫu mái hiên ngói là có độ che phủ tốt, ngăn cản gió mưa hiệu quả. Kiểu ô văng này có mẫu mã đa dạng để khách hàng lựa chọn: ngói đỏ, ngói vảy cá, ngói máng,…

Ô văng hình hòm

Ô văng hình vòm đem lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Loại hình ô văng này phù hợp với các thiết kế kiến trúc Châu Âu, Pháp cổ. Một vòm cửa sổ nhỏ, kết hợp với cửa kính, rèm mỏng, ô văng cong cong sẽ khiến ngôi nhà của bạn trở nên độc đáo và ấn tượng hơn.

Ô văng khuôn cửa sổ kín

Thiết kế ô văng kiểu này khá đặc biệt giống như một khuôn bao lấy ô cửa sổ nhà bạn. Đây là mẫu ô văng tương đối mới lạ với những ai thích kiến trúc truyền thống.

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công, xây dựng. Nếu bạn còn đang băn khoăn hay thắc mắc gì về các vấn đề thi công hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.