Lanh tô là gì? Phân loại và ứng dụng của lanh tô trong xây dựng

Nếu làm việc trong ngành xây dựng chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với khái niệm lanh tô. Tuy nhiên, nếu không làm các công việc liên quan hay không tìm hiểu thì bạn sẽ không biết được lanh tô là gì? Nếu bạn có ý định xây nhà thì đừng bỏ qua bài viết này, Maxhome sẽ giải đáp tất tần tật các thông tin về lanh tô, một chi tiết kiến trúc rất quan trọng đối với các công trình xây dựng.

I. Lanh tô là gì?

Lanh tô trong tiếng anh là “lintel” – “a long piece of stone or wood at the top of a door or window frame that supports the wall above”. Dịch nghĩa là: “một tấm đá hoặc gỗ dài ở bên trên cửa ra vào hoặc khung cửa sổ hỗ trợ bức tường phía trên”.

Theo kinh nghiệm xây dựng được đúc kết có thể hiểu đơn giản lanh tô là bộ phận dầm tường bằng gạch, bê tông cốt thép, gạch cốt thép hoặc gỗ hay thép định hình dùng để đỡ khối tường nằm trên cửa sổ, cửa đi, tạo nên những lỗ cửa trên mặt tường. Tuy theo điều kiện làm việc của nó mà lanh tô có thể là chịu lực hoặc không chịu lực.

Lanh tô là bộ phận kết cấu bên trên các lỗ tường (lỗ cửa sổ, cửa đi, tủ tường, lỗ cửa hành lang trống,…)

Lanh tô có nhiều loại, tùy theo khẩu độ khác nhau, tải trọng khác nhau và hình dáng của lỗ tường mà chủ thầu lựa chọn loại phù hợp.

II. Phân loại

Hiện nay có 6 loại lanh tô thường được sử dụng: 

1. Lanh tô gỗ

Từ thời kì đầu tiên của xây dựng, gỗ là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất. Gỗ được sử dụng là loại gỗ tốt, 2 đầu quét hắc tín và chôn sâu vào tường. Ngày ngay chúng đã được thay thế bằng các vật liệu hiện đại và kỹ thuật tiên tiến hơn. Giá gỗ loại tốt cũng không hề rẻ mà độ bề thấp lại dễ bị cháy.

Tuy nhiên, lanh tô gỗ vẫn được sử dụng tại một số vùng miền núi, những nơi sẵn tài nguyên rừng hoặc giá thành gỗ rẻ để thực hiện xây dựng một số công trình nhà tạm, nhà có niên hạn sử dụng thấp. Để gia cố thêm độ chắc chắn thì loại lanh tô này có thể được tăng cường các tấm thép mỏng ở phía trên và dưới được gọi là các tấm lót có rãnh.

2. Lanh tô đá

Loại này phổ biến ở những khu vực có nhiều đá. Độ dày của chúng là yếu tố then chốt quyết định đến thiết kế của lanh tô.

Thông thường là 1 tấm đá liền khối có độ dày tối thiểu là 15cm và có thể bắc qua nhịp dài đến 2m. Đá tuy có khả năng chịu lực, chịu nén tốt nhưng khả năng chịu kéo lại khá yếu. Do đó cần thật cẩn trọng trong việc sử dụng lanh tô đá.

3. Lanh tô gạch

Chúng được sử dụng khi độ mở của khoảng trống nhỏ hơn 1m và chịu lực nén là chủ yếu. Độ dày của lanh tô sẽ thay đổi trong khoảng từ 10 – 20 cm tùy thuộc vào nhịp và cách xây dựng. Độ bền được đảm bảo và ít tốn cốt thép nhưng thi công lại khá phức tạp, lượng gỗ và cốt pha hỗ trợ dùng nhiều. Ngoài ra, loại hình này còn dễ bị phá hỏng khi nhà lún không đều.

Lanh tô gạch được chia thành 3 loại: xây thẳng, xây kiểu cuốn vành lược và xây kiểu bán nguyệt.

Xây thẳng: là cách xây nghiêng. Viên gạch ở giữa xây thẳng đứng còn 2 bên sẽ nghiêng về 2 phía, mạch nữa song song.

Xây kiểu cuốn vành lược: thích hợp cho cửa có độ rộng từ 1,5 – 1,8m. Độ cao cuốn sẽ ở trong khoảng từ 1/2 đến 2 hàng gạch.

Xây kiểu bán nguyệt: là kiểu khó nhất và yêu cầu kĩ thuật cao nhất. Bởi gạch sẽ cuốn theo dạng nửa hình tròn.

4. Lanh tô gạch cốt thép

Được xây giống như kiểu xây gạch thông dụng nhưng bắt buộc ở phía dưới lanh tô phải có thanh thép tròn D=6mm hoặc thép bản 20x1mm. Đầu thép sẽ đặt sâu vào bên trong tường ít nhất là từ 1 – 1,5 viên gạch. Khi hoàn thiện sẽ dùng vữa xi măng cát để phủ bên ngoài. Lớp vữa này sẽ có mác trên 50 và dày từ 2-3 cm.

Lanh tô gạch cốt thép chỉ áp dụng cho những khoảng trống có độ rộng nhỏ hơn 2m, kết cấu không chịu ảnh hưởng của lực chất động. Cho nên loại lanh tô này thường ko chịu lực hoặc chịu tải trọng rất nhỏ. Khi tải trọng lớn hoặc khoảng trống lớn hơn 2m thì phải nghiên cữu kĩ và tính toán hợp lý để đưa ra biện pháp thi công phù hợp.

5. Lanh tô thép

Thường được sử dụng khi kết cấu yêu cầu tải trọng lớn và khoảng hở rộng. Loại thép sử dụng sẽ là thép hình và lấy chiều rộng bằng chiều dày của tường. Chiều cao sẽ lấy từ 1 – 3 hàng gạch xây. Chiều dài được chôn sâu vào tường tối thiểu sẽ là 1/15 chiều dài của khoảng trống cửa.

Lanh tô thép có một số ưu điểm nổi bật như:

  • Độ đa dạng với nhiều hình dáng khác nhau
  • Trọng lượng nhẹ
  • Vượt được khẩu độ lớn
  • Thi công sửa chữa đơn giản

6. Lanh tô bê tông cốt thép

Kết cấu bê tông cốt thép chắc chắn không còn xa lại với bất kì ai. Đối với lanh tô thì được chia thành 2 loại là:

Bê tông đổ tại chỗ

Thường áp dụng cho trường hợp cửa sổ và cửa đi có độ cao bằng nhau và lại nằm cạnh nhau thì người ta có thể đổ chung 1 lanh tô hoặc đổ bê tông thành giằng tường. Kiểu này sẽ giúp tăng sự ổn định và vững chắc cho kết cấu của ngôi nhà. Đồng thời tránh được trường hợp tường bị nứt, đổ do tình trạng lún không đều.

Trường hợp khác là khi sử dụng kết hợp lanh tô và ô văng làm 1 thì việc đổ bê tông tại chỗ là cách tiết kiệm khối lượng công việc trong khi thi công rất hiệu quả.

Bê tông đúc sẵn

Được tính toán và đúc sẵn phía ở bên ngoài sau đó mới đưa lên khoảng trống của tường để làm lanh tô. Độ rộng của lanh tô loại này sẽ vẫn bằng độ rộng tường xây, độ cao có thể bằng 1 hoặc 2 hàng gạch xây (hiếm kho bằng 3 hàng gạch). Độ dài được cân đối sẽ gác vào 2 bên mỗi bên từ 20 – 60 cm tùy vào độ rộng của khoảng trồng và kết cấu bên trên.

Dựa vào những kiến thức trong ngành, Maxhome đã tổng hợp và chia sẻ tất cả những thông tin liên quan để giúp bạn hiểu thêm về lanh tô. Nếu bạn có bất kì nhu cầu về thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng nhà ở hãy liên hệ đến Maxhome để nhận được tư vấn và những ưu đãi tốt nhất nhé!

Xem thêm ⋙