Một số loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

Móng nhà là gì? Có những loại móng nhà phổ biến nào trong xây dựng? Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết của Maxhome nhé!

Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng công trình đó là làm móng. Nếu móng nhà không đủ tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo chất lượng thì công trình sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị lún, nứt tường, thậm chí nghiêng hoặc đổ sập… Hệ thống móng có chắc chắn, vững chãi thì mới có thể làm cho công trình bền bỉ với thời gian, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình cũng như người sử dụng.

Một số loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng | Maxhome

I. Móng nhà là gì?

Móng nhà hay còn gọi là nền móng là kết cấu kỹ xây dựng nằm ở dưới cùng của ngôi nhà hoặc các công trình xây dựng. Có chức năng là chịu tải trọng trực tiếp của các công trình. Đảm bảo chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự kiên cố và vững chắc của công trình.

Có rất nhiều loại móng cho việc thi công một công trình, một số loại móng phổ biến được sử dụng đó là móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc. Tùy thuộc vào trọng tải và tính chất của các loại đất các kiến trúc sư sẽ tính toán ra đưa ra quyết định về áp dụng loại móng nào sẽ phù hợp và an toàn với công trình đang xây dựng.

II. Một số loại móng nhà phổ biến

1. Móng đơn

Móng đơn hay móng cốc là loại móng có chi phí thi công rẻ nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng. Tác dụng chịu lực của nó phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông (nếu thi công dùng móng BTCT).Móng đơn thường được làm dưới cột nhà, tháp nước, trụ điện, trụ cầu nhỏ… Móng có thể dưới cột gỗ, cột gạch đá hoặc bê tông cốt thép. Thường được sử dụng cho các công trình nhà cấp 4  có quy mô nhỏ và điều kiện địa chất cứng.

Móng đơn có thể là móng cứng, móng riêng lẻ, móng mềm

2. Móng băng

Là loại móng được dùng trong các công trình dân dụng bởi vì giá thành của nó vừa phải và độ lún đồng đều. Khi móng đơn dưới cột hoặc móng kết hợp có kích thước lớn, có thể sử dụng phương án móng băng.  Móng băng thường là một dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Thi công móng băng thường bằng việc đào móng xung quanh hoặc đào móng song song với khuôn viên. Ở những đất nền yếu, độ lún không đều thì không chỉ đầm đất cho chặt mà còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái. Móng băng có ưu điểm là giảm bớt sự lún không đều, tăng độ cứng của công trình đặc biệt là móng băng giao thoa.

Một số loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp

3. Móng bè

Móng  bè hay còn được gọi là móng toàn diện, là loại móng nông.Móng bè sẽ được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm nổi bật nhất của móng bè là có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất và giúp giải tỏa sức nặng, tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Với những vùng thi công có đất nền yếu, nước nhiều với nguy cơ lún không đồng đều thì ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát thì các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này cho công trình.

4. Móng cọc

Một số loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

Móng cọc là một trong các loại móng nhà được sử dụng khi nền đất dưới đáy móng quá yếu, không đủ sức tiếp thu tải trọng công trình. Lúc này cọc sẽ truyền tải trọng từ đáy móng xuống các lớp đất tốt hơn ở bên dưới. Móng cọc gồm cọc và đài cọc. Việt Nam là nơi có địa chất yếu chiếm phần lớn. Nên cần gia cố trước khi bắt đầu thi công làm móng, việc gia cố thì vật liệu có thể là cừ tràm hoặc xi măng… Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rất rộng rãi do có nhiều ưu điểm so với những loại móng khác như: khả năng chịu tải cao; tiết kiệm vật liệu xây dựng; giảm khối lượng thi công công tác đất, có thể áp dụng cơ giới và các công nghệ tiên tiến để thi công…

III. Cách chọn móng nhà phụ hợp với khu đất thi công

Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn móng nhà phù hợp, các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yếu tố sau:

1. Tải trọng công trình lên móng

Một số loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét. Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của nhiều tác động bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác như: con người, gió, động đất…

Quan trọng nhất vẫn là tải trọng của công trình (số tầng và vật liệu xây dựng). Số tầng nhà càng nhiều thì tải trọng càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép.

2. Đặc điểm của nền đất

Loại đất thích hợp nhất để thi công móng nhà là đất cát vì đặc tính kiên cố. Ngoài ra đất cát còn có các ưu điểm là khô ráo, rút nước tốt nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng nghiêng lún.

Một số loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

Những loại đất hạn chế xây nhà:

  • Đất sét: Đây là loại đất có khả năng hút nước kém do kết cấu đất rất chặt, nên sử dụng loại đất này xây nhà hay bị ẩm thấp, sàn nhà hay bị đọng nước, nhiều ruồi muỗi.
  • Đất xốp: Đây là loại đất khả năng chịu lực kém nhất nên hay xảy ra các tình trạng như nhà bị lún hay nghiêng đổ.

3. Điều kiện địa chất, thủy văn của khu vực xây dựng công trình

Nếu các công trình được xây dựng trong một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu cũng không có nhiều khác biệt thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng cho công trình dự kiến xây tiếp theo của mình.

Hy vọng qua bài viết chủ đầu tư sẽ hiểu thêm các thông tin cơ bản về các loại móng nhà cũng như cách lựa chọn móng nhà phù hợp. Để có phương án thi công an toàn, phù hợp, quý vị có thể tham khảo tại Maxhome – đơn vị thi công uy tín, giàu kinh nghiệm để công trình của mình được thiết kế khoa học, thẩm mỹ, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí nhất.

Xem thêm ⋙