Đà kiềng là gì? Vai trò và kĩ thuật thi công đà kiềng

Trong xây dựng, để gia cố nền móng, có 2 cấu kiện thường được sử dụng là giằng móng (dầm móng) và đà kiềng. Khá nhiều người nghĩ 2 cấu kiện này là 1 hay có tác dụng giống nhau, nhưng không phải vậy. Bài viết này, Maxhome sẽ giải thích cho bạn đà kiềng là gì? Cách phân biệt đà kiềng và giằng móng cũng như kĩ thuật thi công đà kiềng mang lại hiệu quả cao.

I. Đà kiềng là gì?

Đà kiềng là những đoạn giằng cột chính của một thiết kế kiến trúc nhà đẹp. Nhằm ổn định các cột, giữ khoảng cách các chân cột và cột không bị nghiêng ngả trong quá trình xây dựng. Nằm ở vị trí chân cột và có thể cao hơn đài móng.

Với những ai không biết thì sẽ lầm tưởng rằng đà kiềng chính là giằng móng. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:

Nếu đà kiềng có tác dụng nối các chân cột lại với nhau, chịu lực uốn kéo, võng. Thì dầm móng có tác dụng nối các móng lại với nhau. Ổn định móng theo 2 hướng chống lún lệch, chịu lực uốn kéo, vòng.

Tuy nhiên, khi ứng dụng vào công trình thực tế, tùy theo phương pháp tính toán của từng kỹ sư thiết kế nhà mà chỉ có dầm móng và tường được xây trực tiếp lên đó. Lúc này dầm móng mới được gọi là đà kiềng.

II. Phân biệt đà kiềng và giằng móng

Nhiều công trình ngày nay chỉ sử dụng giằng móng vì nó thích hợp với các công trình lớn và xây trực tiếp thay vì lắp ghép các giằng móng đúc sẵn. Chính vì vậy mà rất nhiều người nhầm giữa đà kiềng và giằng móng giống nhau.

Thi công giằng móng

Giằng móng (hay còn gọi là dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang của nhà. Có nhiệm vụ đỡ một phần lực của tường bao truyền vào móng. Giằng móng có thể nằm ngoài giữa và mặt trong của cột, tuỳ thuộc vào vị trí của tường.

Từ định nghĩa trên chúng ta có thể phân biệt được đà kiềng và giằng móng là 2 kết cấu khác nhau. Có thể phân biệt đơn giản là dầm móng có cấu tạo bê tông cốt thép, phân thành dầm móng dạng chữ nhật, chữ T hoặc hình thang.

Tuy vậy trong thực tế, chúng ta có thể gặp công trình mà chỉ có dầm móng và tường xây trực tiếp lên nó, lúc này nhiều người cũng gọi nó là đà kiềng. Cũng có thể gặp trường hợp chỉ có đà kiềng nhà cấp 4, lúc này một số người lại gọi nó là dầm móng. Cũng có thể có công trình có cả 2 loại kết cấu.

III. Vai trò

Ngoài vai trò chống lún lệch móng và đỡ các bức tường. Thì trong các công trình nhà phố, khi 2 bên là nhà của các hộ gia đình khác. Sử dụng móng cọc bê tông cốt thép hoặc cọc cừ trà. Khi đó giữa cột và cọc có độ lệch tâm lớn. Lúc này đà kiềng còn một nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều đó là chịu lực uốn tác dụng của toàn bộ căn nhà thông qua các cột.

Ngoài ra còn có một số vai trò như sau:

  • Định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi khi xây dựng các phần phía trên như sàn nhà, mái nhà…
  • Tham gia với toàn bộ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ chủ yếu giữ nhiệm vụ này.
  • Chịu tải trọng cho toàn bộ tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình. Đảm bảo tường nhà không bị nứt khi đi vào sử dụng.

IV. Cao độ của đà kiềng

Móng đơn và đà kiềng

Kích thước của đà kiềng phụ thuộc vào kết cấu, phương pháp xây dựng móng. Móng làm từ cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông hay móng đơn, móng băng sẽ có kích thước, cao độ tương ứng.

Móng cọc cừ tràm có cao độ đà kiềng ngang và dọc bằng nhau và bằng cao độ của đài cọc. Thường được áp dụng thi công cho công trình tại nơi không có tải trọng động như khu vực có xe tải qua lại. 

Cao độ đà kiềng ngang và đáy đà kiềng dọc bằng cao độ đài cọc thường được áp dụng đối với nhà phố.

Đối với móng đơn và móng băng, cao độ mặt trên đà kiềng thấp hơn nền hoàn thiện 7 đến 10cm. Cao độ này thường áp dụng cho các lớp bê tông nền, vữa lót và gạch nền. 

V. Kĩ thuật thi công

Với những công trình lớn cần thời gian thi công nhanh. Ta có thể thi công đà kiềng với cốp pha làm bằng gạch. Có thể sẽ phát sinh thêm chi phí nhưng bù lại về tính ổn định và tốc độ thi công nhanh chóng. Kỹ thuật thi công được thực hiện bằng những bước chính sau:

Bước 1: Buộc thép thành khung rồi lắp vào vị trí buộc. Tiếp đến buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Bước 2: Lắp ghép cốt pha thành các hình hộp và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế. Sau bước điều chỉnh thì dùng cây gỗ kích thước 3×5 để cố định khuôn cốt pha.

Bước 3: Đổ bê tông mác 200, làm vệ sinh ván, khuôn, cốt thép. Sau đó tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép dầm giằng móng.

Bước 4: Trộn và đổ bê tông, đầm kỹ bằng đầm dùi.

Bước 5: Tháo dỡ ván khuôn. Sau khi đổ bê tông được 1 ngày thì chúng ta sẽ tháo dỡ khuôn cốp pha của đà kiềng ra. Chú ý không làm sứt mẻ kiến trúc để đảm bảo chất lượng công trình.

Dựa vào những kiến thức trong ngành, Maxhome đã tổng hợp và chia sẻ tất cả những thông tin liên quan để giúp bạn hiểu thêm về đà kiềng cũng như kí thuật thi công đà kiềng. Nếu bạn có bất kì nhu cầu về thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng nhà ở hãy liên hệ đến Maxhome để nhận được tư vấn và những ưu đãi tốt nhất nhé!

Xem thêm ⋙