Chi Phí Xây Nhà 2022 – Không thể bỏ qua

Một mái ấm hiện đại khang trang thuộc sở hữu của riêng mình là niềm mơ ước của rất nhiều người. Chính vì thế mà vấn đề xây sửa nhà khiến các gia chủ phải đau đầu tính toán và cân nhắc rất kỹ về chi phí và phương án thi công. Bài viết dưới đây, sẽ mang đến cho bạn những thông tin khái quát nhất về chi phí xây dựng nhà năm 2022.

Chi phí xây nhà gồm những hạng mục thi công nào? Dự toán chi phí xây nhà với diện tích đất là bao nhiêu? Cách tính chi phí xây nhà? Đó là những thắc mắc của hầu hết các chủ đầu tư.

Xây dựng một ngôi nhà không hề đơn giản, những vấn đề về phong thuỷ, thiết kế, thi công… rất quan trọng. Vì thế luôn cần một đơn vị thiết kế thi công có kinh nghiệm và tâm huyết đồng hành cùng chủ đầu tư trong từng giai đoạn.

Để lên được dự toán sát với chi phí xây thực tế, trước hết chúng ta phải hiểu rõ diện tích xây dựng là gì?

I. Khái niệm về diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng là diện tích được thể hiện trong giấy phép xây dựng được cấp, là phần nằm trong chu vi công trình. Hay nói rõ hơn là tổng diện tích sàn sử dụng của tất cả các tầng cộng với các diện tích khác, cụ thể là:  

  • Diện tích móng.
  • Diện tích mái (phần diện tích bề mặt mái được che phủ).
  • Diện tích sân trước, sân sau, sân thượng.
  • Diện tích cầu thang của các tầng cộng lại.
  • Diện tích tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu bằng diện tích sàn của tầng đó, bao gồm cả ban công.
  • Diện tích ô trống thông tầng bằng diện tích không gian trong chu vi ô thông tầng đó.

II. Cách tính diện tích theo quy chuẩn hiện nay

Theo quy chuẩn của các đơn vị xây dựng uy tín, diện tích m2 xây dựng nhà ở được tính theo cách tính sau:

Diện tích m2 xây dựng nhà ở = diện tích m2 sàn các tầng trong giấy phép xây dựng + diện tích % móng + sân trước, sân sau (nếu có) + sân thượng + mái

Ba chi phí được quan tâm nhất khi xây dựng một ngôi nhà đó là chi phí cho: móng, sàn và mái.

  • Móng được tính 30% – 50% diện tích: với móng đơn có hệ số 30% thường được dùng cho công trình 1 tầng, 2 tầng với tải trọng không quá lớn và nằm trên khu vực đất cứng rắn. Móng băng (50% – 70% diện tích) là loại móng có hình dạng kết cấu dải dài, chịu lực chính cho công trình. Được sử dụng rộng rãi và phổ biến là móng ép cọc (40% – 50% diện tích xây dựng) nằm trên khu vực đất yếu, độ lún không đều.
  • Sàn tính 100% diện tích. Sàn ở đây là phần diện tích có mái che (tầng trệt, lửng, tầng 1, tầng 2, 3, … sân thượng có mái). Sân trước, sân sau (nếu có) được tính bằng 70% diện tích.
  • Mái tính 30% – 70% diện tích tùy từng dạng mái. Mái tôn tính 30%, mái ngói kèo sắt tính 70%, mái bê tông cốt thép tính 100% diện tích.

 Ví dụ:

Ngôi nhà của chủ đầu tư là 5 x 20m. Quy mô xây dựng 2 tầng, mái tôn, móng đơn, khi đó ta có:

  • Diện tích móng: 5m x 20m x 30% = 30m
  • Diện tích sàn trệt: 5m x 20m x 100% = 100m
  • Diện tích sàn tầng 1: 5m x 20m x 100% = 100m
  • Diện tích mái: 5m x 20m x 30% = 30m

Vậy tổng diện tích xây dựng = diện tích móng + diện tích sàn trệt + diện tích sàn tầng 1 + diện tích mái = 260m2.

Đơn giá xây dựng hiện nay bao gồm vật tư thô như cát, đá, gạch, xi măng…và nhân công dao động từ khoảng 3.500.000 – 3.900.000 VNĐ/m2 (tùy theo vật tư và diện tích xây dựng mà chủ đầu tư lựa chọn). Giá vật tư hoàn thiện, không tính phần móng nhà khoảng 2.200.000 đến 3.200.000 VNĐ/m2.

Do đó, để xây một căn nhà 2 tầng 260m2 chi phí rơi vào khoảng 1.482.000.000 – 1.846.000.000 VNĐ.

Việc hiểu rõ về diện tích xây dựng và cách tính chi phí giúp chủ đầu tư có thể dự toán chi phí thực tế đúng đến 90%. Khi đó sẽ có kế hoạch sử dụng tài chính phù hợp cho việc xây dựng tổ ấm của mình.

Chuẩn bị mặt bằng để động thổ công trình nhà anh Núi – Bắc Ninh

III. Chi phí thủ tục pháp lý xây dựng

Làm thế nào để hợp pháp lý việc xây nhà là bước đầu tiên phải làm. Thủ tục xin cấp phép xây dựng ra sao để nhanh gọn và ít tốn kém là vấn đề quan trọng mà các chủ đầu tư quan tâm trước khi thi công xây dựng tổ ấm của mình. Dưới đây là một số thủ tục xin cấp phép cơ bản mà các gia chủ cần lưu ý:

  • Xin cấp giấy phép xây dựng
  • Cắm mốc xây dựng
  • Xin cấp sở hữu nhà ở
  • Xin cấp điện – nước
  • Xin lắp đặt hệ thống nước thải
  • Xin cấp số nhà
Xem thêm “Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng”

Chi phí xin giấy phép xây dựng không cao, nhưng nếu không hiểu rõ về quy định pháp luật thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Chưa kể có thể sẽ xảy ra tranh chấp khi cắm mốc xây dựng bị sai lệch thổ cư.

Hơn ai hết, mỗi người trong chúng ta đều mong muốn có một khởi đầu suôn sẻ. Khi việc xin giấy phép xây dựng được thuận lợi sẽ giúp gia chủ yên tâm hơn vào những vấn đề khác trong hành trình xây tổ ấm. Vậy nên chủ nhà nên chọn một đơn vị thực hiện trọn gói thủ tục pháp lý xây dựng để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tiền xây nhà bao nhiêu là đủ?

IV. Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

1. Diện tích xây dựng

Theo như chúng ta thường hiểu, nhà càng lớn thì kinh phí đầu tư càng cao. Nhưng có một thực tế là nhà có diện tích quá nhỏ lại là một bất lợi. Vì khi chia theo đơn giá m2, nhà thầu bắt buộc phải đẩy đơn giá cao hơn để đảm bảo chi phí xây dựng.

  Ví dụ: xây nhà 700 triệu, cầu thang chi phí chiếm 50 triệu, xây nhà 1,6 tỷ cầu thang cũng chỉ mất 50 triệu. Các đơn vị xây dựng sẽ chia hạng mức đơn giá trên theo diện tích, nên nhà nhỏ sẽ có đơn giá m2 cao hơn.

Thi công xây dựng phần thô

2. Vật tư hoàn thiện

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí xây nhà. Khoản phí này tốn kém hơn chủ đầu tư nghĩ. Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay rất đa dạng về mẫu mã và chất lượng. Cùng là một sản phẩm nhưng đặc tính, chất lượng khác biệt sẽ dẫn đến giá cả vật tư cũng cao hơn.

Tuỳ vào khả năng tài chính mà chủ đầu tư có thể thay đổi chủng loại vật tư so với thiết kế ban đầu. Nhưng chủ nhà nên làm việc với đơn vị có kinh nghiệm để có sự tư vấn và lựa chọn vật liệu phù hợp với tổng thể. Điều đó cũng giúp cho công tác dự trù chi phí hiệu quả và tối ưu hơn.

3. Thiết kế của ngôi nhà

Không phải nhà nào cũng có cách xây dựng giống nhau. Khi xây thô, sẽ có nhà yêu cầu đổ bê tông tầng trệt, có nhà thì không; nhà đổ cầu thang ziczac hoặc đổ cầu thang bản; …

Khi hoàn thiện, nhiều gia chủ muốn làm vách kính nhà tắm, ốp đá trang trí mặt tiền hoặc muốn làm tường rào nhưng có gia chủ sẽ không làm… Tuỳ theo sở thích và nhu cầu đa dạng của chủ nhà sẽ dẫn đến sự khác biệt về chi phí mặc dù công trình xây dựng có vẻ tương đương về quy mô, diện tích.

Công trình nhà mái Nhật 2 tầng – mẫu nhà “quốc dân” của Maxhome

Ngoài ra, những ngôi nhà phong cách Tân cổ điển với lối kiến trúc cầu kỳ sẽ có chi phí xây dựng cao hơn nhà mang phong cách Hiện đại. Hay thiết kế mái Nhật, mái Thái sẽ phải đầu tư chi phí nhiều hơn mái bê tông cốt thép, mái tôn.

Công trình Tân cổ điển luôn đứng đầu trong bảng dự toán chi phí
Khung kèo thép cho mái nhà được sử dụng phổ biến vì nhiều ưu điểm

4. Những chi phí dễ bị “bỏ quên”

Ngoài những chi phí cho thủ tục hành chính bắt buộc. Công tác chuẩn bị để bàn giao lại mặt bằng trống cho đơn vị thi công là phần mà hầu hết các chủ đầu tư phải tự thực hiện. Chi phí dọn dẹp và giải phóng mặt bằng cũng gây tốn kém không ít tài chính và thời gian.

Thêm cả chi phí về tường rào, cổng rào. Hay tiến độ thi công chậm cũng làm phát sinh thêm chi phí. Nếu những chi phí này không được dự trù sẽ khiến chủ đầu tư rơi vào thế bị động.

Hệ thống tường rào bao quanh công trình cũng gây tốn kém không nhỏ

Việc dự toán chi phí xây nhà chỉ mang tính tương đối. Trong quá trình thi công xây sửa sẽ có những khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Để hạn chế tối đa những chi phí này, chủ đầu tư cần lên kế hoạch thật kỹ lưỡng và lựa chọn đơn vị xây dựng chuyên nghiệp để đồng hành trong từng giai đoạn.

Maxhome – đơn vị xây nhà trọn gói uy tín và minh bạch

Tự hào có một đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm và tâm huyết. Maxhome là đơn vị hàng đầu về thiết kế thi công, xây nhà trọn gói được các chủ đầu tư “chọn mặt gửi vàng”. Nếu quý khách có những thắc mắc và mong muốn những giải pháp tốt nhất cho ngôi nhà của mình hãy gọi đến hotline: 096445.8888 / 08281.33333 / 09240.99999 để Maxhome tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm ⋙