Tips hay giúp tiết kiệm chi phí xây nhà

Để xây dựng được một tổ ấm khang trang “vừa túi tiền” bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, tránh phát sinh không đáng có trong quá trình xây dựng. Làm sao để tiết kiệm chi phí xây nhà mà không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sự thoải mái của ngôi nhà là câu hỏi khiến khá nhiều các chủ đầu tư “đau đầu”. Maxhome sẽ bật mí ngay sau đây để giúp bạn có thể “bảo toàn” được ngân sách.

I. Lên kế hoạch dự toán sớm

Đây là giai đoạn chuẩn bị đầu tiên và rất quan trọng. Bạn cần lập một kế hoạch rõ ràng, chi tiết ví dụ như: dự đoán tổng chi phí xây dựng, giá vật liệu xây dựng, nhân công… Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người từng xây nhà trước đó cũng như của bạn bè, nhất là những người có hiểu biết trong lĩnh vực xây dựng. Việc tiếp thu nên có chọn lọc những ý kiến phù hợp với hoàn cảnh của ngôi nhà mình dự định xây.

Trong giai đoạn này, bạn cần cân nhắc giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt, xem gia đình có bao nhiêu người để thiết kế số lượng phòng hợp lý. Cân nhắc được vấn đề này sẽ giúp bạn tránh tình trạng xây thừa phòng, làm lãng phí không gian và tốn chi phí xây dựng.

Những ước tính ban đầu về các khoản dự toán sẽ chỉ mang tính tương đối, nhưng chúng có thể giúp bạn đưa ra các quyết định xây dựng quan trọng. Khi bạn biết các chi phí “ẩn” có thể xảy ra, bạn có thể sửa đổi kế hoạch sớm để kịp đáp ứng ngân sách của mình. 

II. Chọn mảnh đất dễ xây dựng

Bạn sẽ xây ngôi nhà mới của mình ở đâu? Một lô đất xây dựng rẻ nhất có thể không phải là giá cả phải chăng nhất. Chi phí của bạn sẽ tăng cao nếu căn nhà của bạn phải phá đá, dọn cây cối, tốn kém vật liệu xây dựng, hoặc cần cung cấp hệ thống thoát nước rộng rãi. 

Nếu chưa có sẵn đất xây nhà, bạn nên chọn mua mảnh đất nào bằng phẳng, giao thông thuận tiện và gần những tiện nghi công cộng như trường học, chợ, siêu thị… Sự thuận lợi về địa thế giúp bạn giảm bớt rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng cũng như sinh sống sau này.

Nên tránh mua đất ở những nơi lồi lõm, nhiều gạch đá vì bạn sẽ mất thêm chi phí để thuê người dọn dẹp, lấp đất, đập đá,…

Bạn nên tham khảo những người có chuyên môn để giúp bạn lựa chọn khu đất ở phù hợp. Giả sử mua phải một mảnh đất ở khu vực có tầng địa chất yếu, bạn phải tốn một khoản kinh phí không nhỏ cho việc gia cố móng như ép cọc, khoan cọc nhồi,… Còn đối với những nơi có tầng địa chất cứng, việc gia cố móng sẽ đơn giản hơn nhiều, có thể giảm được 20 – 30% giá thành so với vùng đất yếu.

III. Lựa chọn đơn vị thi công, nhà thầu uy tín

Khâu lựa chọn đối tác xây dựng rất quan trọng. Một quan niệm sai lầm khi cho rằng các đơn vị kiến trúc, thi công công trình sẽ “ngốn” của bạn thêm một khoản chi phí. Thực tế, chính những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn tìm ra một phương án tối ưu và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình bạn.

Họ sẽ giúp bạn từ khâu lựa chọn phong cách kiến trúc, bố trí công năng, màu sắc, phong thủy, vật liệu xây dựng, bố trí cốt thép phù hợp, đủ đảm bảo chịu lực, kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế kết cấu (bằng phần mềm tính toán chuyên nghành) sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất.

Điều này đồng nghĩa với bạn không phải chi phí cho những khoản như: đập phá vì không đúng ý mong muốn, phát sinh chi phí nhân công, phát sinh chi phí vật tư, tiết kiệm chi phí vật liệu…Ngoài ra bạn còn được tư vấn giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng cho toàn bộ công trình.

Dù chọn nhà thầu nào, hình thức thi công như thế nào thì trong quá trình thi công, dù mới bắt đầu hay trong giai đoạn xúc tiến, bạn cần nắm bắt rõ tiến độ thi công. Khi cần thiết có thể trao đổi với nhà thầu, đưa ra ý kiến của mình để cho việc xây dựng trở nên thuận lợi, phù hợp với quan điểm của bạn.

Bạn cần lưu ý khi xây dựng phần thô là phần khung bê tông cốt thép, không nên quá tiết kiệm mà chọn chất liệu rẻ, kém chất lượng. Ngược lại, nên chọn những vật liệu tốt nhất vì phần này là quan trọng nhất, nó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

IV. Chọn đơn vị làm hồ sơ cấp phép xây dựng

Nếu như quá bận rộn, bạn có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế kiêm luôn việc xin phép xây dựng. Trong trường hợp bạn có thời gian, hãy mượn một bộ bản vẽ thiết kế đã hoàn chỉnh rồi tự đi xin phép xây dựng. Nhờ đó, bạn có thể giảm được một phần chi phí và thời gian.

V. Phong cách kiến trúc căn nhà

Phong cách ngôi nhà sẽ quyết định số tiền bạn bỏ ra để chi trả cho việc thi công. Nhà theo phong cách biệt thự, cổ điển cầu kỳ chắc chắn sẽ mất nhiều chi phí xây dựng hơn so với ngôi nhà mang phong cách hiện đại, đơn giản. 

Nếu bạn có ngân sách vừa phải, hãy chọn phong cách nhà hiện đại. Những chi tiết đơn giản tinh tế thay vì những thiết kế rườm rà, kiểu cách sẽ gây tốn kém nhiều chi phí.

Về mái nhà, bạn có thể lựa chọn một ngôi nhà mái vòm, thay vì cấu trúc hình hộp với những đường mái hình dạng phức tạp. Vì hình cầu sẽ cho diện tích bề mặt vật liệu nhỏ nhất, cần thiết để bao bọc một thể tích không gian nhất định. Một mái vòm có diện tích bề mặt bên ngoài bằng 1/3 so với cấu trúc kiểu hộp, nên với kiểu mái này sẽ giúp tiết kiệm được kha khá chi phí cho bạn. Tổng diện tích bề mặt bên ngoài (tường và trần) càng thấp thì hiệu quả sử dụng năng lượng để sưởi ấm hay làm mát càng tốt.

VI. Chọn thời điểm thi công

Bạn nên thi công xây dựng nhà vào mùa nắng khô ráo, sẽ không bị thời tiết xấu cản trở, gây gián đoạn thời gian thi công. “Thời gian là vàng bạc” nên tiến độ thi công càng nhanh càng tốt, sẽ giảm được những chi phí không đáng có như phải thuê bảo vệ trông coi, phí thuê kho, thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước, ăn ở, đi lại,…

Đặc biệt nếu bạn phải vay thêm tiền ngân hàng để làm nhà thì việc đẩy nhanh quá trình thi công, tiết kiệm thời gian rất quan trọng.

VII. Không nên xây nhà to quá mức sử dụng

Khi bạn so sánh chi phí cho mỗi mét vuông, tưởng rằng một ngôi nhà với diện tích lớn sẽ có lợi. Nhưng với những ngôi nhà nhỏ cũng sẽ cần những thứ có giá trị cao như hệ thống ống nước và hệ thống sưởi. Trong hầu hết các trường hợp, những ngôi nhà nhỏ hơn có chi phí xây dựng hợp lý và bảo trì tiết kiệm hơn. Ví dụ như, một ngôi nhà xây quá to hay sâu, có thể yêu cầu các giàn mái được thiết kế đặc biệt, điều này sẽ khiến chi phí của bạn bị đội lên do phần mái.

Một ngôi nhà diện tích phù hợp, giá cả phải chăng sẽ mang lại cho gia đình bạn một không gian ấm cúng. Bạn có thể tham gia nhiều hội nhóm, diễn đàn về nhà đẹp, những kinh nghiệm và chia sẻ của nhiều người sẽ là nguồn tài nguyên quý giá cho bạn.

VIII. Sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện năng

Để tiết kiệm chi phí về lâu dài, bạn nên sử dụng các thiết bị cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng và hệ thống HVAC phù hợp với khí hậu. Hiện nay việc mua bán các tấm pin mặt trời tự làm khá dễ dàng và mức giá không phải quá cao để mua. 

Hệ thống sưởi tiết kiệm năng lượng và các thiết bị được xếp hạng “Energy – Star” có thể đắt hơn một chút, nhưng bạn có thể tiết kiệm tiền và tốt cho môi trường trong thời gian dài. 

IX. Tận dụng vật liệu tái chế

Bạn có thể tìm kiếm những vật liệu tái chế vừa thân thiện với môi trường lại vừa giúp giảm bớt chi phí xây dựng như: tấm rơm ép, thép tái chế, mùn cưa,…hay vật liệu tổng hợp xi măng.

Ngoài ra, bạn có thể ghé qua các cửa hàng second-hand, bán đồ cũ để tìm cánh cửa ra vào, cửa sổ, gỗ, đèn chiếu sáng, hệ thống ống nước, lò sưởi và các loại chi tiết kiến ​​trúc khác nhau. Việc này đôi khi sẽ mang lại niềm vui không nhỏ khi bạn tìm kiếm được món đồ rẻ, đẹp và chất lượng.

X. Tận dụng sự giúp đỡ của người thân

Không có cách nào tiết kiệm hơn bằng cách bạn tự mình những việc trong khả năng và thời gian cho phép của mình.

Trước khi xây dựng, hãy trao đổi về những phần việc mà bạn sẽ tự làm với bên thầu xây dựng. Những việc mà bạn và các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau tự làm như: lát sàn, sơn nhà hay tự thiết kế góc sân vườn. Với đôi chút công sức và sự sáng tạo, bạn sẽ cảm thấy vui và thêm sự gắn bó hơn với tổ ấm của mình.

Ngoài ra, cũng có thể xây nhà tiết kiệm bằng một số biện pháp như giảm bớt công trình phụ. Riêng các tiện nghi sinh hoạt, có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn, không nên mua tất cả một lần khi chi phí không cho phép. Hay xem xét việc hoãn một số phần chưa cần thiết của căn nhà. Ví dụ như để lại các mảng tường, tầng hầm hoặc garage xe chưa hoàn thành và sẽ xử lý những không gian này vào một ngày nào đó.

Hi vọng với những tips hay trên bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên dự toán chi phí xây nhà hợp lý và tiết kiệm. Maxhome tự hào có “trong tay” đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, đội ngũ thiết kế thi công hàng đầu, giàu kinh nghiệm và tâm huyết, chắc chắn sẽ đem đến cho tổ ấm của bạn những giải pháp tuyệt vời nhất.

Xem thêm ⋙