Tầng tum là gì? Có nên thiết kế tum cho nhà phố?

Tầng tum là gì? Tầng tum có được tính là 1 tầng? Những quy định hiện hành về tum như thế nào? Đây luôn là những vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm khi lên kế hoạch xây dựng hoặc cải tạo nhà. Nếu muốn tìm hiểu về thiết kế tầng tum thì bạn không nên bỏ qua bài viết này.

I. Tầng tum là gì?

Tầng tum (tum) là một hạng mục của kiến trúc nhà ở là tầng trên cùng của một ngôi nhà. Trước đây, tum đơn giản chỉ là khu vực nhô lên phía trên nóc nhà mái bằng, có chức năng che chắn cầu thang dẫn lối lên sân thượng. Về sau, tum được sử dụng với nhiều công năng hữu ích hơn như làm kho chứa đồ, phòng kỹ thuật, phòng làm việc, phòng thờ, phòng ngủ nhỏ.

Thông thường, thiết kế tum sân thượng sẽ không xây hết diện tích mặt bằng mà chỉ là một phần che chắn cầu thang lên sân thượng. Vậy tại sao gia chủ chỉ xây tum mà không xây hẳn thêm 1 tầng? Hãy cùng Maxhome tìm hiểu trong các phần tiếp theo.

II. Tầng tum có được tính là 1 tầng hay không?

Mẫu nhà ống trở nên cao thoáng, đẹp mắt hơn nhờ sự hiện diện của tầng tum
Mẫu nhà ống trở nên cao thoáng, đẹp mắt hơn nhờ sự hiện diện của tầng tum

Khi thiết kế, xây dựng nhà ở, rất nhiều gia chủ thắc mắc tum là gì, tum có được tính là 1 tầng hay không, việc xây tum có ảnh hưởng tới chiều cao công trình, có gặp khó khăn khi xin phép xây dựng. Vậy thực hư như thế nào?

Thông tư số 07/2019/TT-BXD Quy định về chiều cao, diện tích, thiết kế của tum được nêu rõ trong Thông tư số 07/2019/TT-BXD của Bộ xây dựng.

Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng tum và tầng kỹ thuật), tầng bán hầm, không bao gồm tầng áp mái. Công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình (nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, diện tích không vượt quá 30% diện tích của sàn mái, chiều cao không quá 3m.

Được biết, Thông tư số 07/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Diện tích tum thường phụ thuộc vào mục đích, nhu cầu sử dụng của gia chủ. Với những ngôi nhà có diện tích sàn rộng rãi, gia chủ sẽ bố trí phòng thờ, phòng ngủ, phòng làm việc trên tum. Trong khi đó, tum ở những ngôi nhà nhỏ hẹp chỉ là phần che chắn cầu thang lên sân thượng, bảo vệ ngôi nhà khỏi nắng mưa nên diện tích tum không quá lớn.

Việc thiết kế tum cần đảm bảo các quy định về xây dựng hiện hành như diện tích đất tính từ ranh lộ giới phải lùi vào 4m. Theo quy định xây dựng, phần đất trống này chỉ được làm sân thượng. Diện tích của mái tum được thiết kế dựa trên diện tích sàn còn lại phía trong.

Tùy nhu cầu, mục đích sử dụng của chủ nhà, phần tum thang sẽ được thiết kế hết phần diện tích sàn còn lại hoặc chừa sân thượng. Nếu muốn bố trí tiểu cảnh sân vườn trên tầng thượng hoặc dành không gian làm sân phơi thông thường thì diện tích tum sẽ được điều chỉnh vừa vặn với kích thước ô cầu thang.

III. Tầng tum có vai trò như thế nào trong kiến trúc nhà ở?

Đối với kiến trúc nhà ở nói chung và nhà ống, nhà phố nói riêng thì tầng tum có nhiều ưu điểm vượt trội, đáp ứng cả về công năng, tính thẩm mỹ và cả yếu tố phong thủy.

Phối cảnh 3D mẫu nhà ống 3 tầng 1 tum phong cách hiện đại
Phối cảnh 3D mẫu nhà ống 3 tầng 1 tum phong cách hiện đại
  • Tầng tum giúp tăng diện tích, không gian sử dụng cho nhà ở

Tầng tum giúp gia tăng diện tích sử dụng mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Các mẫu nhà ống 2 tầng 1 tum, nhà phố 2 tầng 1 tum luôn mang đến cho gia chủ không gian sử dụng thoải mái, thoáng đẹp. Chủ nhà có thể sử dụng tum để bố trí phòng thờ, phòng kho chứa đồ, phòng ngủ nhỏ, văn phòng tại gia…

  • Góp phần giải quyết vấn đề thông gió, đón sáng và chống nóng

Tại các thành phố, khu dân cư đông đúc, người dân khi làm nhà thường xây tum ở mặt trước để đón sáng tự nhiên cho không gian bên trong. Tầng tum còn góp phần thông gió, đón nhận không khí tươi mới vào nhà. Gia chủ thường trồng cây xanh, làm giàn dây leo ở tầng trên cùng nên tum cũng có tác dụng chống nóng, cách nhiệt cho tầng dưới, nhất là vào mùa hè.

  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Thực tế cho thấy, tum mang lại cảm giác nhà ống, nhà phố như cao ráo, thoáng đãng và đẹp mắt hơn. Công trình kiến trúc trông sang trọng, bề thế và độc đáo hơn với sự hiện diện của tum.

  • Tạo không gian thư giãn thoáng đãng

Tầng tum thường nằm ở vị trí tầng thượng của ngôi nhà, do đó bạn có thể bài trí nơi đây thành không gian thư giãn, giải trí cho các thành viên gia đình dịp cuối tuần. Góc thưởng trà, hóng gió, đọc sách yên tĩnh trên tum là ý tưởng đáng để tham khảo. Tầng tum sẽ mở ra khoảng không kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài nhà, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

  • Mang lại phong thủy tốt

Nhiều gia chủ cho rằng tầng chẵn không tốt về mặt phong thủy nhà ở nên xây thêm tầng tum để tạo sự cân đối, hài hòa âm dương, ngũ hành. Vì vậy, các mẫu nhà 2 tầng 1 tum, nhà phố 2 tầng 1 tum hiện đại, nhà ống 1 tầng 1 tum đẹp… luôn được quan tâm, tìm kiếm. Một số gia chủ tránh làm nhà 4 tầng, chỉ thiết kế 3 tầng 1 tum để tránh số 4 vì họ quan niệm số 4 là “số tử”.

IV. Phân biệt tầng tum với tầng áp mái

Trồng thêm cây xanh, hoa cỏ tầng tum sẽ trở thành không gian thư giãn lý tưởng cho các thành viên gia đình
Trồng thêm cây xanh, hoa cỏ tầng tum sẽ trở thành không gian thư giãn lý tưởng cho các thành viên gia đình

Thông tư số 07/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng quy định về tầng áp mái như sau:

“Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5m.”

Vậy tầng áp mái có được coi là 1 tầng hay không, Thông tư số 07/2019/TT-BXD nêu rõ: “Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/ bán hầm, không bao gồm tầng áp mái.”

Như vậy, điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tầng tum và tầng áp mái là vị trí tọa lạc và diện tích xây dựng. Nếu như tầng tum nằm ở trên cùng, bao che cầu thang dẫn lên sân thượng và thường không xây hết mặt sàn, thì tầng áp mái nằm trong không gian của mái dốc và được xây dựng trên toàn bộ mặt sàn.

Với những thông tin tổng quan về tầng tum bạn đọc sẽ có thêm ý tưởng bài trí khu vực này thành không gian thật hữu ích, đảm bảo về tính thẩm mỹ, độ an toàn và cả yếu tố phong thủy. Để tìm hiểu thêm về kiến thức, kinh nghiệm thiết kế, xây dựng nhà ở, bạn có thể liên hệ với Maxhome để được hỗ trợ chi tiết nhé!

Xem thêm ⋙