Phong thuỷ mái nhà và những lưu ý bạn nhất định phải nắm rõ

Mái nhà trong kiến trúc ngày càng phát triển đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Và dù có thiết kế mái theo phong cách nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận được sự quan trọng của các yếu tố phong thủy đi kèm. Bài viết dưới đây Maxhome sẽ chia sẻ những lưu ý trong việc thiết kế mái nhà để rước may mắn và tài lộc về cho gia chủ.

I. Mái nhà là gì?

Mái nhà trong các công trình thiết kế nhà ở là phần không gian bao phủ trên cùng của một ngôi nhà. Mái có chức năng che chắn, bảo vệ con người và các không gian nội thất bên trong nhà ở khỏi các tác động xấu của thời tiết.

Bên cạnh đó, mái nhà là phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Đây là bộ phận được chú trọng khi thiết kế và xây dựng ngôi nhà. Vì thế mà vật liệu làm mái phải đảm bảo các yếu tố: chống thấm, chống ẩm, có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, chống rêu mốc,…

II. Những lưu ý không thể bỏ qua trong thiết kế mái nhà

Thiết kế mái nhà phải lưu ý luôn luôn đảm bảo được ba yếu tố phong thuỷ quan trọng “Bài thuỷ – cách nhiệt – triệt lôi”.

1. Yếu tố bài thủy

Yếu tố này có ý nghĩa ngăn cản nước, không cho chảy vào bên trong ngôi nhà. Mái nhà cần có đủ độ dốc để thoát nước một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó còn phải có khả năng chống thấm nước cao, ngăn cách độ ẩm, sương nước, mưa gió bên ngoài.

Vật liệu lợp mái nhà từ xưa đến nay cũng thay đổi để bắt kịp xu hướng phát triển của cuộc sống. Từ ngày xưa là mái lợp từ rơm rạ, lá dừa,… đến nay là mái bằng gạch ngói, mái tôn, tấm lợp sinh thái,… 

2. Yếu tố cách nhiệt

Cách nhiệt là ngăn cách nhiệt độ bên ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, khí nóng để bảo vệ nội thất và gia chủ bên trong nhà cũng như đảm bảo sự thoáng mát cho không gian nhà ở. Có nhiều loại tôn hiện nay vừa đáp ứng được tính thẩm mỹ lại đảm bảo công năng chống nóng như tôn cách nhiệt, tôn lạnh,…

3. Yếu tố triệt lôi

Trong những năm gần đây thời tiết liên tục biến đổi xấu đi, vì vậy bạn cần chú ý tới yếu tố triệt lôi của ngôi nhà để đảm bảo tính mạng cho những người thân yêu trong gia đình. 

Để đảm bảo yếu tố triệt lôi trong phong thủy thì khi làm mái nhà bạn cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất. Các vật liệu tôn thép hay tôn nhôm, gạch ngói hiện nay đều có khả năng tĩnh điện nên cũng khá yên tâm.

III. Những kiêng kỵ trong phong thuỷ mái nhà

Phong thuỷ trong xây dựng nói chung hay thiết kế mái nói riêng mang ý nghĩa rất quan trọng bởi về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và vận khí của các thành viên trong gia đình bạn. Vì vậy nên lưu ý những điều sau đây để mang lại tài vận thuận lợi cho ngôi nhà.

Các loại mái nhà

1. Nhất góc ao, nhì đao đình là gì?

Câu này từ xa xưa đã được ông cha ta áp dụng, có nghĩa là khi thiết kế mái nhà bạn cần phải tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền, miếu hướng chính diện vào nhà. Đây là điều liên quan đến hướng góc mái mà bạn cần phải kiêng kỵ khi làm mái. Vì khi nhà bạn mở cửa ra hướng góc mái sẽ dễ xảy va chạm khi di chuyển, gió lùa từ cạnh mái, cạnh tường thổi vào nhà của bạn, sẽ mang theo những luồng khí không tốt.

2. Điểm góc mái xung yếu

Điểm góc mái là điểm xung yếu, vì vậy những mái nhà thời xưa thường thiết kế các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa nhằm mục đích khóa cứng góc mái. Nếu nhà của bạn mở cửa chính diện với góc mái chĩa vào nhà sẽ gây cảm giác bất an, không tốt cho ngôi nhà của bạn.

Ngày nay, đối với nhà ở nông thôn phần lớn mái nhà được thiết kế kiểu hình tam giác giúp cho nước mưa, bụi bẩn dễ tuột xuống không bị đọng trên nóc nhà. Tuy nhiên, nếu xét về phong thủy thì kiểu mái nhà này lại không tốt cho những ngôi nhà lân cận.

3. Nóc nhà

Nóc nhà có hình tam giác và được thiết kế khe hở ở hai đầu có tác dụng thông gió và thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài. Trong phong thuỷ mái nhà hình tam giác thuộc hành Hỏa, mà theo ngũ hành thì Hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. 

4. Cấu tạo lớp mái

Ở vùng nông thôn, khi thiết kế xây dựng nhà thường thiết kế phần đỉnh mái kéo từ đông sang tây, bởi người ta xem phương đông là nơi mặt trời mọc, là khởi điểm của cuộc sống. Ngoài ra, nên dùng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt ở đỉnh mái và treo tấm bùa bát quái ở giữa như cách thể hiện sự trân trọng của gia chủ đối với ngôi nhà của mình.

Còn những ngôi nhà hiện đại không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh mà là hai cây xà gồ thép đặt gần nhau ở trên đỉnh để thuận tiện hơn cho việc lợp và liên kết ngói đỉnh mái.

5. Kiêng kỵ khi gác đòn dông trên mái nhà

Đòn dông là rường nhà, là điểm cao nhất của ngôi nhà. Gác đòn dông có thể ảnh hưởng đến vận khí, sự yên ổn và may mắn của cả gia đình. Vì thế, trong phong thủy, công đoạn gác đòn dông vô cùng quan trọng và có những kiêng kỵ nhất định.

Nhiều người quan niệm rằng nếu cây đòn giông chĩa sang nhà hàng xóm thì sẽ đem lại điều xui xẻo cho nhà ấy. Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho mình. Khi làm lễ gác đòn dông, phụ nữ đang mang thai, hoặc vợ mang thai, người đang có tang thì không nên tham dự hoặc cùng gia chủ gác đòn. Vì có thể sẽ mang những điều xui xẻo đến cho nhà mới.

Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.

6. Màu sắc trong phong thuỷ mái nhà

Hiện nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những mái nhà có nhiều màu sắc khác nhau. Với mái tôn, bạn có thể sơn màu theo ý thích của mình, còn với nhà lợp ngói thì ngoài màu ngói đất nung truyền thống thì cũng có các loại ngói màu với nhiều màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn. 

Theo quan niệm làm mái nhà nên tránh màu xanh của nước bởi quan niệm nước trên mái nhà là “nước trên đỉnh núi” khi vỡ bờ, chảy tràn xuống sẽ gây ra những tổn thương, mất mát.

Chính theo quan niệm trên nên khi chọn ngói, nhiều người kiêng kỵ chọn màu ngói xanh, vì màu xanh tượng trưng cho nước và nước trên mái nhà được xem là biểu tượng cực kỳ xấu về mặt phong thủy. Màu ngói thường được chọn lựa nhiều nhất là màu đỏ hoặc màu nâu sẫm.

IV. Cách khắc phục với từng loại hình mái nhà

1. Nóc mái hình tam giác

Mái nhà hình tam giác thường có độ dốc lớn, thuôn về 2 bên khiến cho vượng khí của ngôi nhà sẽ biến đổi bất ổn, mất cân bằng âm dương trong căn nhà.

Ở nước ta có rất nhiều nhà thiết kế mái theo kiểu hình tam giác này. Để hoá giải vận khí xấu do kiểu dáng mái nhà hình tam giác mang lại, cần làm giảm độ dốc cho mái bằng cách cắt ngang mái nhà. Điều này vừa hợp phong thuỷ, đem lại tài lộc lại vừa mang tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.

2. Mái bằng

Mái bằng còn được gọi là mái phẳng có đặc điểm truyền nhiệt khá nhanh vì vậy khiến cho không khí trong nhà nóng bức về mùa hè và lạnh vào mùa đông điều này ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe của thành viên trong gia đình. 

Cách giải quyết: Nhà bạn sử dụng mái gỗ thì hãy nâng cao nền, sử dụng giấy dán tường trong nhà bằng vải hoặc ốp ván mỏng. 

Sàn nhà nên lát bằng gỗ dày sẽ mang lại cảm giác mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

3. Mái dốc một phía

Kiểu mái nhà dốc về 1 phía có thể là nhà mái chữ lệch, mái thái, 1 mái,… Với kiểu mái dốc về một phía sẽ khiến các thành viên trong nhà nhận lượng ánh sáng lớn, gây nóng nực. Nhà dốc về 1 phía cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khí của con người. Để hoá giải, gia chủ cần nâng mép mái nhà lên khoảng 2-3 mét tuỳ độ dốc mái và thiết lập phần mái mới bên còn lại.

Mong rằng với những lưu ý về phong thủy mái nhà mà Maxhome chia sẻ trên bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên ý tưởng thiết kế tổ ấm của mình sao cho vừa ấn tượng lại đem lại bình an và may mắn.

Xem thêm ⋙