Nền đất yếu trong xây dựng và các biện pháp xử lý?

Nền đất yếu và các biện pháp xử lý nền đắp trên đất yếu là một trong những công trình xây dựng thường gặp. Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng nền đắp trên đất yếu vẫn là một vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối với người xây dựng. Trong bài viết này Maxhome sẽ đưa ra một số biện pháp xử lý cho các bạn cùng tham khảo nhé!

I. Nền đất yếu trong xây dựng

Lún, sập luôn là những nguy cơ của một công trình mà khó đánh giá và dự phòng nhất. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho chất lượng công trình đi xuống, phá hủy cấu trúc gây khó khăn cho quá trình thi công công trình.

Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên.

nen-dat-yeu-trong-xay-dung

Khi thi công các công trình xây dựng gặp các loại nền đất yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà ngư­ời ta dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình th­ường cho công trình.

  • Tăng độ linh hoạt của phần móng bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hay xẻ các khe lún nhằm tạo độ giãn nở phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều.
  • Gia cố công trình bằng cách sử dụng các đia bê tông kiên cố nhằm tăng khả năng chịu lực. sức uốn.
  • Tiếp tục gia cố thêm vào những vị trí đang nghi ngờ hay đã được dự đoán tình trạng chịu tải lớn dễ gây ra biến đổi cấu trúc và lún.

II. Các biện pháp xử lý móng

  • Chọn móng cọc cho công trình, sử dụng móng cọc cho các căn biệt thự trên nền đất yếu là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay, móng cọc giúp công trình kiên cố, giảm sức tải của áp lực đối với nền đất.
  • Có thể tăng chiều cao chôn móng, đưa móng xuống sâu hơn nữa. Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
  • Thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền bằng phương pháp thay đổi hình dạng và kích thước móng, do đó cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như giảm thiểu được sự biến dạng của nền.
  • Ngoài ra, có thể thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất xây dựng. Có khá nhiều loại móng có thể sử dụng để làm loại móng thay thế như móng băng, móng bè, móng hộp, móng bản,…tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn.
  • Thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn.

III. Các biện pháp xử lý nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cư­ờng độ chống cắt của đất…

  • Các biện pháp cơ học: Bao gồm các phư­ơng pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phư­ơng pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi…), phư­ơng pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát…
  • Các biện pháp vật lý: Gồm các ph­ương pháp hạ mực n­ước ngầm, phư­ơng pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm…
  • Các biện pháp hóa học: Gồm các ph­ương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa…

Việc sử dụng cọc cát để gia cố nền có những ưu điểm nổi bật sau: Cọc cát làm nhiệm vụ như­ giếng cát, giúp nư­ớc lỗ rỗng thoát ra nhanh, làm tăng nhanh quá trình cố kết và độ lún ổn định diễn ra nhanh hơn; Nền đất đ­ược ép chặt do ống thép tạo lỗ, sau đó lèn chặt đất vào lỗ làm cho đất đ­ược nén chặt thêm, nước trong đất bị ép thoát vào cọc cát, do vậy làm tăng khả năng chịu lực cho nền đất sau khi xử lý; Cọc cát thi công đơn giản, vật liệu rẻ tiền (cát) nên giá thành rẻ hơn so với dùng các loại vật liệu khác. Cọc cát thường được dùng để gia cố nền đất yếu có chiều dày > 3m.

Nền đất yếu có nhiều tác hại và nguy cơ gây mất an toàn cho các công trình xây dựng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức và biện pháp xử lý về móng hay các biện pháp xử lý nền.

Xem thêm ⋙