[Chia sẻ] Kinh nghiệm chọn móng nhà 3 tầng và những lưu ý khi thi công

Nhà 3 tầng xây móng gì là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm khi lựa chọn mẫu nhà 3 tầng cho ngôi nhà của mình. Dưới đây MaxHome sẽ chia sẻ kinh nghiệm quan trọng khi lựa chọn và thi công móng nhà 3 tầng một cách hiệu quả.

Vai trò của móng nhà 3 tầng

Trong các công trình xây dựng nhà ở móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý để tạo nên các mẫu nhà đẹp, an toàn, chắc chắn. Với nền móng tốt sẽ giúp công trình tránh bị lún, nghiêng, nứt gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình, đặc biệt với các công trình nhà cao tầng cụ thể chúng ta đang nói đến là thiết kế nhà 3 tầng

Móng nhà có nhiệm vụ chịu toàn bộ sức nặng của công trình nhà ở, của toàn bộ các tầng đè xuống

Mỗi ngôi nhà sẽ có kiểu dáng khác nhau do vậy kiểu dáng móng cũng sẽ được lựa chọn để phù hợp. Cùng là hai mẫu nhà 3 tầng nhưng chắc chắn hai móng nhà sẽ không hề giống nhau.

4 loại móng nhà 3 tầng phổ biến hiện nay

Móng đơn

Đây là kiểu móng có khả năng chịu tải trọng nhẹ và kết cấu đơn giản, thường được sử dụng cho các khu vực có nền đất rắn, chắc. Tuy nhiên trong thực tế khi thi công nhà 3 tầng rất ít khi sử dụng loại móng này.

Móng băng

Đây là loại móng được sử dụng phổ biến trong xây nhà 3 tầng phù hợp với các khu vực có nền địa chất yếu hoặc các khu vực có nền địa chất bình thường.

Móng băng thông thường có hình dạng dài hẹp, có thể độc lập hoặc giao nhau để đỡ tường hoặc hàng cột.

Móng băng được xây dựng với một phần chân đế mở rộng chạy dài theo các trục cột, tạo thành một khối đế vững chắc.

Thi công móng băng thường bắt đầu bằng việc đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.

Có 3 loại móng băng thông dụng gồm:

  • Móng băng kết hợp
  • Móng băng cứng
  • Móng băng mềm

Kiểu dáng móng băng sẽ được quyết định dựa trên nền đất và phương án thiết kế của kiến trúc sư sau khi khảo sát địa chất.

Móng bè

Móng bè là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến trong các công trình nhà 3 tầng đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Móng bè được thiết kế trải rộng dưới toàn bộ diện tích của công trình, giảm thiểu áp lực lên đất nền.

Loại móng này đặc biệt thích hợp với những khu vực có nền đất yếu, dễ lún, ít được sử dụng cho kết cấu móng các công trình 3 tầng hơn là móng băng.

Móng cọc

Móng cọc thường được sử dụng tại các khu vực có địa hình phức tạp, nền đất yếu, dễ sụt lún.

Số lượng cọc thi công móng sẽ phụ thuộc vào tải trọng tác động lên đầu cột, độ sâu móng được chôn.

Tổng tải trọng (tải trọng sàn và trọng tải sử dụng) rơi vào khoảng 1,2 đến 1,5 tấn/m2 x diện tích chịu tải của các cột x 1,2 x 3 (số tầng)

Chọn móng nhà 3 tầng phụ thuộc vào những yếu tố nào

Địa hình xây dựng nhà 3 tầng

Mỗi vùng miền sẽ có tính chất đất và địa hình khác nhau vì thế móng và chiều sâu móng cũng sẽ khác nhau. Móng sâu thường được dùng xây ở gần biển nơi có đất dễ bị xói mòn hoặc trên núi cao khi địa chất bị dốc, dễ xảy ra sạt lở.

Khu vực đồng bằng, những nơi có thế đất bằng phẳng hoặc đồi núi thì chỉ cần xây móng nông là đã đảm bảo được sự chắc chắn.

Diện tích công trình

Với những ngôi nhà 3 tầng nhỏ có diện tích > 100m2 móng băng sẽ được ưu tiên sử dụng

Với những công trình có diện tích rộng lớn > 300m2 móng băng sẽ là lựa chọn hoàn hảo với độ sâu từ 2 – 2,5m.

Độ sâu của móng liền kề

Khi xây dựng, chủ đầu tư cần xem xét cả các yếu tố xung quanh như những ngôi nhà hoàn thiện bên cạnh để có lựa chọn móng nhà phù hợp nhất tránh ảnh hưởng đến công trình lân cận.

Với nhà ống, nhà liền kề: khi xây chủ nhà cần xem xét làm móng có chiều sâu tương đương với nhà liền kề, tránh xây nông hoặc sâu hơn ngôi nhà có thể bị sụt lún hoặc nghiêng hẳn sang một bên.

Xây nhà 3 tầng ở nông thôn: không cần thiết phải xem xét móng nhà liền kề vì ở quê đất rộng rãi, xung quanh nhà còn có sân vườn rộng nên 2 móng của nhà sẽ không gần nhau như nhà phố nên đào móng sâu hay nông hơn cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Các tiêu chí khác (địa chất, khí hậu)

Ngoài ra khi xây nhà còn rất nhiều tiêu chí khác ảnh hưởng đến chiều sâu của móng nhà 3 tầng như địa chất, mạch nước ngầm hoặc khí hậu. Nếu khu vực xây dựng có nền đất yếu như đất bùn ao thì bắt buộc móng phải là loại móng sâu để đảm bảo sự an toàn, chắc chắn cho ngôi nhà

Kinh nghiệm lựa chọn kết cấu móng nhà 3 tầng

Khảo sát địa chất

Để lựa chọn móng nhà phù hợp quan trọng nhất là việc khảo sát địa chất, sau đó tất cả các công đoạn tính toán tải trọng đều được căn cứ trên nền địa chất thực tế của địa điểm xây dựng.

Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp

Với nền đất móng cứng và chắc nên lựa chọn móng băng hoặc đơn.

Với nền đất yếu, dễ lún hoặc trên ao hồ thì cần sử dụng kết cấu móng cọc.

Dựa vào kết quả khảo sát địa chất tại công trình, hình dáng và kết cấu móng sẽ được tính toán và thiết kế phù hợp với từng gia đình

Thi công tuân thủ theo thiết kế

Sau khi tiến hành khảo sát và lựa chọn kết cấu móng phù hợp, quá trình thi công cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và tiến hành đúng theo thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu công trình.

Chọn nguyên vật liệu thi công móng chất lượng

Khi thi công móng nhà 3 tầng cần lưu ý lựa chọn vật liệu có chất lượng tốt giúp tăng tuổi thọ của toàn bộ công trình.

Nguyên vật liệu bao gồm: sắt, thép, xi măng, đá, cát, gạch, sỏi có chất lượng từ khá trở lên để đảm bảo tuyệt đối khả năng chịu tải trọng.

Lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà 3 tầng

Các công trình có nền móng đủ tốt có thể sử dụng các loại móng gạch xây, móng đá xây hoặc móng bê tông đá hộc.

Nền đất yếu có độ dày đáy lớn cần sử dụng phương án móng bè kết hợp với cọc ma sát đóng sâu xuống để đảm bảo tính ổn định của công trình.

Đồng thời, cần xử lý nền đất bằng các phương pháp chặt đất dưới sâu, giúp tăng cường độ cứng của mặt đất và ngăn ngừa sự sụt lún.

Ngoài ra có thể sử dụng móng cọc tre hoặc móng cọc tràm.

Trên đây là những lưu ý và kiến thức về móng nhà 3 tầng được MaxHome chia sẻ, hy vọng giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn loại móng phù hợp giúp đảm bảo chất lượng công trình của gia đình.