Mẹo vệ sinh ghế sofa đơn giản và hiệu quả

Ghế sofa được ví như “bộ mặt” của phòng khách và cũng là nơi được các thành viên trong gia đình sử dụng để thư giãn sau mỗi bữa ăn. Nếu không biết cách giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ làm mất giá trị của bộ sofa, còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của gia đình bạn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật những mẹo hay để bạn có thể tự vệ sinh ghế sofa tại nhà đơn giản mà hiệu quả.

I. Khi nào cần vệ sinh ghế sofa?

Sofa là thứ rất dễ bị bẩn bởi bụi đất, lông thú cưng, dấu chân, dấu tay của trẻ con, mồ hôi của người sử dụng,…. Những điều này tạo nên những vết bẩn xấu xí, làm mất giá trị của bộ sofa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bạn cũng có thể áp dụng cách tự vệ sinh sofa tại nhà. Bạn chỉ nên tự vệ sinh sofa khi:

  • Các vết bẩn bạn có khả năng làm sạch được mà không ảnh hưởng đến toàn bộ sofa.
  • Xác định sofa có thể giặt bằng cách nào và loại nước tẩy rửa nào chuyên dụng có thể dùng trên bề mặt sofa để không làm sofa bị hỏng.
  • Các vết bẩn bám trên sofa còn mới.
  • Xác định được nguyên nhân của những vết bẩn.

Theo các chuyên gia nội thất, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sofa, vị trí đặt, cường độ sử dụng ghế thì sẽ có tần suất vệ sinh khác nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tự vệ sinh ghế sofa tại nhà khoảng 1 tháng/lần. Nếu tần suất sử dụng ghế ít thì có thể vệ sinh 2 – 3 tháng/ lần. Ngoài ra mỗi năm bạn nên sử dụng dịch vụ vệ sinh sofa chuyên nghiệp 1 – 2 lần.

II. Hiểu rõ về hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi vệ sinh sofa

Trước khi lựa chọn cách thức vệ sinh ghế sofa, cần xác định loại vải bọc ghế sofa thông qua nhãn ghi chất liệu bọc ghế để từ đó dùng chất tẩy rửa phù hợp giúp tăng tuổi thọ của ghế sofa.

W (water): có thể sử dụng xà phòng nước và máy hút bụi hơi nước để vệ sinh ghế sofa

WS hoặc SW: Bạn có thể làm sạch bằng nước hoặc các dung môi giặt khô. Tuy nhiên, có một số nguy cơ gây tổn hại đến vải như phai màu, co rút vải,… nên bạn có thể cẩn thận dùng thử trước chất tẩy ở một vị trí khó nhìn của sofa.

S (Solven): Bạn chỉ có thể làm sạch bằng dung môi hoặc các sản phẩm làm sạch không chứa nước (một dạng của dung môi giặt khô). Nếu bạn sử dụng nước hoặc các dung môi chứa nước để làm sạch có thể làm phai màu sofa, co rút vải hoặc để lại cặn nước trên ghế.

O: chất liệu hữu cơ và nên giặt bằng nước lạnh.

X: Sofa gắn thẻ này là một thách thức ngay cả với các chuyên gia làm sạch vì ghế sofa này không thể được làm sạch bằng nước hay dung môi giặt khô mà cần những dụng cụ hoặc hóa chất chuyên dụng. 

III. Các bước vệ sinh ghế sofa

1. Đối với sofa da

Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho sofa da

Để vệ sinh ghế sofa da bạn cần chuẩn bị các loại dung dịch tẩy rửa phù hợp như: giấm, rượu, baking soda, dung môi isopropyl alcohol (rubbing alcohol), chanh và bột cream of tartar. Các dụng cụ nên có: khăn mềm khô, miếng bọt biển melamine, bàn chải đánh răng. Và thực hiện các bước làm sạch sofa da như sau:

Bước 1: Thấm vài giọt dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành cho da vào khăn mềm đã được làm ẩm.

Bước 2: Lau nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt ghế sofa.

Bước 3: Lau lại bằng khăn khô toàn bộ bề mặt ghế sofa.

Bước 4: Lặp lại hai bước trên cho đến khi sofa được làm sạch hoàn toàn. 

Lưu ý trong quá trình vệ sinh ghế sofa bạn tránh chà khăn mạnh khiến mặt da của ghế bị sờn và phai màu.

2. Đối với ghế sofa vải, sofa nỉ

Ghế sofa vải hiện đang được nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt mà mức giá phải chăng. Nhưng nhược điểm của dòng ghế này là không chống nước, dễ bị bẩn và khó làm sạch hơn so với ghế sofa da.

Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho ghế sofa nỉ nhung

Các loại dung dịch phù hợp để làm sạch sofa vải là: nước sạch, giấm, xà phòng hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên nghiệp. Thiết bị phù hợp: Máy hút bụi, khăn sạch, máy làm khô (nếu có). Ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Dọn các gối lót ghế để sang một bên và tháo phần áo gối ra để giặt sạch bằng máy giặt

Bước 2: Dùng máy hút bụi hút bụi kỹ lưỡng trên toàn bộ bề mặt và các khe của ghế sofa.

Bước 3: Bạn cần chuẩn bị một thau nước ấm và cho 1/4 muỗng nước rửa chén sau đó đánh đều để tạo thành một lớp bọt dày, tiếp theo quét đều lên ghế. Bọt này sẽ loại bỏ bụi bẩn và làm sạch hầu hết các vết bẩn cứng đầu.

Bước 4: Vớt sạch bọt ra khỏi sofa. Sau đó bạn gạt bớt phần bọt trên bề mặt ghế và dùng khăn ẩm mềm lau sạch phần bọt còn lại.  

Bước 5: Tiếp tục giặt sạch khăn và lau cho đến khi sạch hoàn toàn.

Bước 6: Để sofa nơi thoáng mát để khô ráo hoặc dùng quạt để khô nhanh hơn.

Tránh sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa sẽ khó khăn trong việc lau sạch cũng như quá nhiều nước sẽ tạo độ ẩm gây co rút vải hoặc để lại cặn nước.

3. Vệ sinh ghế sofa chất liệu gỗ

Cấu tạo ghế sofa gỗ gồm có hai phần là phần ghế và phần đệm. Nên khi vệ sinh bạn nên tháo rời hai bộ phận này, để có thể làm sạch sofa gỗ kỹ càng

Bước 1: Lau sạch bề mặt gỗ bằng chổi lông phủi bụi. Sau đó, dùng vải mềm thấm nước lau theo hình tròn, tránh làm xước gỗ. Với các vết bẩn khó lau chùi, có thể sử dụng dung dịch làm sạch gỗ để làm sạch hoàn toàn vết bẩn.

Bước 2: Với phần nệm vải trên sofa gỗ, lau sạch trực tiếp bằng dung dịch làm sạch vải, da (như cách làm sạch sofa vải, da).

Tránh tuyệt đối không dùng vật thô, sắc nhọn và sử dụng hóa chất để lau bề mặt gỗ. 

IV. Một số mẹo giúp ghế sofa luôn bền đẹp, thơm tho

  • Bạn nên giặt ghế sofa định kỳ để duy trì tuổi thọ của sofa.
  • Hút bụi bẩn thường xuyên và xử lý các vết bẩn mới bám càng sớm càng tốt.
  • Nên sử dụng khăn giấy, khăn lau để thấm nước dây ra sofa, tránh sofa bị ẩm và xước trầy bề mặt.
  • Nếu các vết bẩn đã cũ hoặc quá nghiêm trọng thì bạn nên tìm đến các dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp để xử lý nhằm đảm bảo chất lượng của ghế sofa.
  • Loại bỏ các mùi hôi sofa bằng cách dùng máy sấy, sử dụng gói hút ẩm đặt dưới đệm hoặc ở góc sofa. Ngoài ra bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu lên đệm để tạo mùi hương thoang thoảng.

Với một số mẹo vặt đơn giản về việc vệ sinh ghế sofa mà Maxhome chia sẻ trên bài viết, mong rằng sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Hi vọng bạn sẽ áp dụng ngay để giữ cho bộ ghế sofa nhà mình lúc nào cũng bền đẹp thơm tho như mới.

Xem thêm ⋙