Lối đi trong nhà nên rộng bao nhiêu mét thì phù hợp?

Đối với nhà thiết kế nhà phố, nhà biệt thự, nhà ở thông thường thì không gian lối đi trong nhà có vai trò rất quan trọng. Việc chú trọng thiết kế lối đi trong nhà nhằm mang đến không gian cho các phòng đồng thời phù hợp cho việc đi lại giữa các phòng trở nên dễ dàng hơn. Lối đi được thiết kế thông minh giúp tối ưu không gian trong nhà một cách hiệu quả, trong bài viết này. chúng ta cùng tìm hiểu việc lựa chọn và sử dụng diện tích, chiều rộng lối đi trong nhà.

Tổng quan về không gian lối đi trong nhà

Lối đi trong nhà được hiểu là toàn bộ không gian dành cho việc giao thông, đi lại trong ngôi nhà. Không gian này được tính từ khu vực sảnh chính, cửa ra vào, cho đến hành lang lưu thông trong nhà, cầu thang (nếu có), cửa đi đến các phòng, sảnh phụ.

Được phân chia thành 2 không gian đó là: Giao thông theo chiều dọc ( khu vực cầu thang) và giao thông theo chiều ngang ( Sảnh, hành lang,..).

Trong việc thiết kế căn nhà, nhiều người không chú trọng diện tích các hành lang mà chỉ quan tâm tới diện tích các phòng và khi tính tổng lại sẽ chỉ tính các diện tích này. Điều đó là không đúng và không tính toán được đầy đủ, chính xác cho ngôi nhà và có thể tạo ra nhiều sai sót. Việc tính toán như thế này có rất nhiều sai lệch bởi diện tích của các hành lang, cầu thang và lối đi cũng chiếm một diện tích nhất định không nhỏ của căn nhà. Chính vì thế, cần phải có sự tính toán tỉ mỉ và chính xác để hạn chế những phát sinh không cần thiết.

Vị trí lối đi trong nhà

Để tính toán lối đi trong nhà cần phải xác định được vị trí của chúng trong ngôi nhà và cần phải chú ý tới nhiều yếu tố như yếu tố kiến trúc, tính thẩm mỹ, hiệu quả sử dụng, và cũng phụ thuộc vào diện tích cũng như kích thước của ngôi nhà. Do phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nên việc thiết kế và đặt vị trí cho lối đi cần tính toán cẩn thận và thông minh, khoa học để có một sự hợp lý nhất định.

Có thể được đặt lệch bên trái, lệch phải hay chính giữa ngôi nhà tuỳ thuộc kích thước và bố trí phòng ốc trong ngôi nhà. Việc bố trí và sắp xếp lối đi phụ thuộc vào phân chia diện tích sử dụng ngôi nhà. Việc lựa chọn vị trí cần tính toán kỹ lưỡng và nên hỏi ý kiến của kiến trúc sư, bởi vì kiến trúc sư có những thiết kế tinh tế và thông minh. Hơn nữa, họ có những kinh nghiệm nhằm thiết kế tốt nhất cho ngôi nhà mình.

Việc bố trí, sắp xếp vị trí  cần đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu:

  • Chiều rộng và vị trí của lối đi trong nhà được thiết kế sao cho thuận lợi, phù hợp với những hoạt động sống thường ngày của gia đình, đáp ứng được những mong muốn, nhu cầu đòi hỏi của chủ đầu tư về không gian kiến trúc, thẩm mỹ của ngôi nhà.
  • Vị trí không gian, lối đi trong nhà cũng ảnh hưởng đến vị trí các phòng. Vì vậy, để đảm bảo được tính hấp dẫn, sự cân đối giữa các không gian trong nhà với nhau, các kiến trúc sư cần thiết kế và sắp xếp mặt bằng công năng sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Chiều rộng lối đi trong nhà bao nhiêu là hợp lý?

Dù ngôi nhà có lớn hay nhỏ thì diện tích và chiều rộng lối đi vẫn luôn được chú ý. Lối đi trong nhà cần có chiều rộng tương đối đủ để việc đi lại thuận tiện mà di chuyển, sắp xếp đồ đạc không gặp khó khăn.

Thông thường, chiều rộng lối đi trong nhà trung bình thường khoảng từ 1.1 -1.2m. Đây là độ rộng vừa phải, phù hợp với nhu cầu, đồng thời, thoải mái cho việc sử dụng, di chuyển đi lại. Không gian các phòng ốc, kiến trúc, công năng sử dụng của ngôi nhà được đảm bảo thực hiện một cách tối ưu nhất.

Còn đối với những ngôi nhà phố có diện tích nhỏ hơn, thì chiều rộng lối đi trong nhà đôi khi được thiết kế hẹp hơn 1 chút nhưng vẫn đảm bảo việc đi lại một cách thuận tiện. Các kiến trúc sư cần xem xét diện tích của mỗi ngôi nhà để “liệu cơm gắp mắm”, thiết kế diện tích lối đi sao cho phù hợp đối với nhu cầu và mong muốn sử dụng của chủ đầu tư  một cách tối ưu nhất.

Một số lưu ý phong thủy về lối đi trong nhà

Không nên thiết kế hành lang quá dài

Lỗi này dễ dàng mắc phải khi bạn thiết kế những ngôi nhà có chiều sâu quá lớn như nhà phố, nhà ống. Theo phong thủy, nếu như hành lang quá dài sẽ khiến cho  nguồn không khí trong ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng, tiêu hao bớt đi và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia chủ cũng như đến các thành viên trong gia đình. Chính vì thế, nên hạn chế việc thiết kế hành lang quá dài, để đảm bảo cho diện tích, cũng như chiều rộng lối đi trong nhà phù hợp và đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho tổng thể không gian sống.

Nên sử dụng những vật phẩm ngăn cách giữa lối đi với không gian phòng ở

Khi thiết kế, cũng như bố trí chiều rộng lối đi trong nhà không nên để lối đi xuyên suốt, thẳng tắp. Theo một số quan niệm về phong thủy, nếu như lối đi trong nhà trơn tuột, không được bố trí những vật phẩm ngăn cản thì vượng khí sẽ nhanh chóng trôi đi mất, không còn ở lại lâu trong ngôi nhà. Chính vì vậy, bạn có thể treo một vài bức tranh trên tường, đặt 1 vài chậu hoa hoặc cây cảnh ở hành lang để tạo điểm nhấn.

Nên lưu ý về diện tích

Đây cũng là một lưu ý phong thủy quan trọng khi tiến hành thiết kế và xây dựng lối đi sao cho phù hợp. Chiều rộng cần đảm bảo được các yêu cầu thiết yếu, ngược lại, diện tích của lối đi trong nhà cũng cần được thiết kế rộng rãi, đảm bảo đây là nơi “chiêu nạp tài khí” cho tổng thể không gian xây dựng của ngôi nhà.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu lối đi trong nhà thiết kế thế nào cho hợp lý. Hi vọng những thông tin này đem lại những lựa chọn tốt cho bạn đọc và có một thiết kế ưng ý cho ngôi nhà của mình nhé!