Kinh nghiệm làm móng nhà trên nền đất ruộng

Khi xây nhà trên nền đất ruộng móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngôi nhà tránh sụt lún đảm bảo chắc chắn cho công trình.

Tuy nhiên, khi thi công làm móng nhà đất ruộng cần có quy trình và kỹ thuật xây dựng tốt giúp ngôi nhà của bạn an toàn, chắc chắn bền vững trong thời gian dài. Cùng MaxHome tìm hiểu kỹ hơn cách làm móng trên nền đất ruộng dưới đây:

Đất ruộng là gì?

Đất ruộng là đất nhà nước giao cho dân để phục vụ sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Đây là loại đất nông nghiệp có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như trồng trọt hoặc chăn nuôi.

Khi chuyển đổi đất ruộng thành đất thổ cư được xây nhà kiên cố chúng sẽ có nền đất yếu, không đủ khả năng để chịu tải trọng của các công trình, do đó, trong quá trình thi công móng nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến tình trạng sụt lún với tỷ lệ cao.

Đất ruộng nên làm móng gì?

Việc xây dựng nhà trên nền đất ruộng chi phí thường cao hơn rất nhiều so với các loại nền móng khác. Khi xây dựng cần tính toán đưa ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất với đặc điểm địa chất của khu đất vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Có nhiều loại móng được sử dụng trên nền đất ruộng:

Móng bè: được xây dựng từ bê tông cốt thép thường sử dụng cho những vùng đất dễ bị sụt lún. Tuy nhiên chi phí xây dựng móng bè sẽ khá cao do vậy gia chủ nên cân nhắc lựa chọn phù hợp với tài chính.

Móng cọc: tùy thuộc vào độ yếu của nền đất để lựa chọn loại cọc phù hợp

  • Cọc bê tông: thường sử dụng nhiều nhất để gia cố trên nền đất yếu
  • Cọc tre, cọc tràm: thường sử dụng cho những ngôi nhà nhỏ như nhà cấp 4 phù hợp với nền đất ruộng, chi phí vừa phải.
  • Cọc đá và cọc cát đầm chặt: thường sử dụng cho khu vực dễ bị sụt lún, đất mềm.
  • Cọc đất vôi và đất xi măng: sử dụng chủ yếu cho nền đất yếu, giúp tăng cường độ bền, thoát nước tốt, đặc biệt là khu vực có nhiều mạch nước ngầm hoặc vùng đất ẩm.

Kinh nghiệm làm móng nhà trên nền đất ruộng để chắc chắn, kiên cố

Chọn phương án phù hợp với địa chất

Từ kết quả của các chỉ số khảo sát thực tế, KTS sẽ đưa ra các giải pháp thi công phù hợp với địa chất của mảnh đất muốn xây dựng.

Trong xây dựng, có hai giải pháp được ứng dụng phổ biến là thay đổi kết cấu của đất xây dựng và thay đổi móng nhà.

Thay đổi kết cấu đất xây dựng

Vì đất ruộng có khả năng chịu tải trọng kém nên trong thi công, cần có một số biện pháp làm tăng khả năng chịu lực của kết cấu nhà ở hoặc giảm áp lực lên mặt nền.

Với mục tiêu này thì có thể sử dụng những vật liệu xây dựng nhẹ, nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng chịu lực. Hoặc cũng có thể dùng đai bê tông cốt thép trong khi xây dựng để tăng chịu ứng suất kéo khi chịu định uốn.

Thay đổi phần móng nhà phù hợp

Đây là một phương án hiệu quả giúp chủ nhà khắc phục nền đất yếu, có ba cách để thay đổi như sau:

– Sửa đổi loại móng và độ cứng của móng để phù hợp với điều kiện địa chất của công trình: móng băng giao thoa, móng bè và móng hộp thường được sử dụng trong thi công nền đất yếu. Tuy nhiên, khi sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng khả năng chịu lực cho móng bằng cách tăng độ dày móng, tăng cốt thép dọc để chịu lực, tăng độ cứng của kết cấu trên và bố trí các sườn tăng cường khi sử dụng móng bản có kích thước lớn.

– Thay đổi hình dạng kích thước của móng nhà: Điều chỉnh kích thước và hình dáng móng để giảm áp lực trực tiếp lên mặt tiền và cải thiện khả năng chịu tải và biến dạng của nền.

Tăng diện tích đáy móng sẽ giúp giảm áp lực tác động lên bề mặt nền và làm giảm độ lún của công trình.

– Thay đổi độ sâu chôn móng: Độ sâu chôn móng là khoảng cách từ mặt đất đến đáy móng. Móng càng sâu sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đất và giảm ứng suất gây lún cho móng. Khi thực hiện tăng độ sâu chôn móng cần cần nhắc kỹ giữa yếu tố kinh tế và kỹ thuật cần đảm bảo.

Một số giải pháp xử lý khác

Một số cách xử lý nền đất ruộng yếu khác, bên cạnh hai cách phổ biến trên, tùy theo vị trí nền đất cụ thể mà chủ nhà và đơn vị thi công có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp xử lý cơ học hoặc nhiệt học để thay đổi đặc tính của nền đất.

Những lưu ý khi làm móng nhà trên nền đất ruộng

Giai đoạn làm móng

Tùy theo địa chất và địa hình xây dựng chủ nhà có thể lựa chọn móng đơn hoặc móng băng để xây dựng trên nền đất ruộng.

Nếu lớp đất yếu chỉ sâu < 2.5m. Trong trường hợp lớp đất yếu này > 2,5m thì nên chọn móng đơn hoặc móng băng làm từ cừ tràm là lựa chọn hoàn hảo.

Khi xây dựng nhà cấp 4 trên nền đất ruộng, cần quan tâm đến lớp đất bên trong.

Nếu lớp bùn yếu < 2,5m thì cần nạo vét lớp bùn bên dưới rồi rải đá xanh 4×6 hoặc đá hộc làm đệm. Tiếp đó là lắp đặt cốt thép rồi mới làm móng đơn. 

Ngược lại nếu lớp đất bùn > 2,5m thì công trình chỉ cần gia cố bằng cừ tràm trong quá trình làm móng với trung bình 25 cây/m2 là có thể đảm bảo. Sau đó đổ bê tông đá xanh 4×6 lên trên mặt lớp cừ tràm rồi lắp cột thép và làm móng đơn

Giai đoạn xây dựng

– Về chất lượng: Để tránh xảy ra sự cố trong quá trình thi công cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và có sự giám sát chặt chẽ từ khâu thiết kế bản vẽ đến thi công.

– Về kỹ thuật thi công: Khi đào đất cần lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật để tránh tình trạng sạt lở. Khi thi công dùng cốt thép có khả năng chịu lực tốt, cốp pha kích thước lớn, giàn giáo kiểu mới,…

Xây dựng móng nhà trên nền đất ruộng là một quá trình phức tạp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, tỉ mỉ và chi phí thi công cao. Do vậy, cần khảo sát kỹ và lựa chọn loại móng phù hợp để công trình được chắc chắn và tối ưu hóa chi phí nhất.

 Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của MaxHome giúp bạn có thêm những kiến thức để đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả trong xây dựng ngôi nhà của gia đình.