Giằng tường là gì? Cách bố trí giằng tường hiệu quả

Giằng tường là gì

Giằng tường hay còn được gọi là đai tường, đây là lớp bê tông hoặc loại bê tông cốt thép có tác dụng nối chặt các đỉnh tường của tầng nhà trước khi tiến hành đổ bê tông tấm sàn.

Trong công trình nhà dân dụng thì giằng tường sẽ chiếm khoảng 40 – 65% trọng lượng vật liệu xây dựng nhà, do đó phải hết sức chú ý việc chọn vật liệu làm tường nhà.

Tác dụng của giằng tường

Đai tường được các chuyên gia đánh giá là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng, vậy chúng có tác dụng gì:

  • Góp phần chịu lực cho tường và sàn tầng trên
  • Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi thực hiện đổ sàn
  • Hạn chế được tối đa khả năng biến dạng của sàn nhà
  • Chống xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt
  • Tăng cường độ cứng và bền vững của kết cấu công trình
  • Tăng sức chịu đựng của các loại tải trọng ngang khi xây nhà có nhiều tầng
  • Góp phần tạo thành giằng móng trong những thiết kế đặc biệt.

Khi nào nên sử dụng giằng tường

Với các công trình xây dựng tại những vùng đất nền yếu, dễ xảy ra các hiện tượng như: lún, lệch, tải trọng động,… thì việc kết hợp làm lanh tô cho đai tường là cần thiết.

Bằng cách này, ta có thể tăng khả năng ổn định cho đai tường và cải thiện độ bền của các bức tường yếu. 

Do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên đai tường được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình khác nhau. Qua đó mang đến sự chắc chắn, bền bỉ cho công trình, tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Sự kết hợp của lanh tô và đai tường có tác dụng quan trọng trong việc gia tăng khả năng chịu tải của công trình và đối phó với những tác động bất thường từ môi trường xung quanh.

Tiêu chí để thi công giằng tường

Để thi công giằng tường đảm bảo chất lượng an toàn cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chí sau:

Đảm bảo cường độ chống chịu lực

Cường độ chống chịu lực là yếu tố quan trọng trong thiết kế giằng tường

Để đảm bảo tường có khả năng chịu trọng tải lớn, khi thiết kế nên chú ý thiết kế đai tường tương đương với chiều dài của tường xây để đảm bảo tường có thể chịu trọng tải lớn. Nhờ đó, đai tường có khả năng nâng đỡ toàn bộ trọng tải của tường bao và tường ngăn trong nhà, trọng lượng sàn nhà.

Ngoài việc đảm bảo khả năng chịu trọng tải, đai tường còn có khả năng chống lại các tác động khắc nghiệt của thời tiết và môi trường xung quanh như bão, lũ lụt gió giật và những yếu tố môi trường khác không gây ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của đai tường.

Đảm bảo độ bền và độ cứng của đai tường

Đai tường cần thiết kế đảm bảo các kỹ thuật xây dựng để bức tường đạt được chất lượng bền bỉ, độ cứng cáp chắc chắn tốt. 

Khi thiết kế giằng tường cần xem xét các yếu tố kỹ thuật như kích thước, hình dạng, vị trí và vật liệu sử dụng.

Kích thước và hình dạng của giằng tường phải được tính toán sao cho có khả năng chịu tải trọng lớn mà không gây ra sự biến dạng hay suy giảm độ cứng của tường.

Vị trí của đai tường cũng cần được xác định rõ để tạo ra sự liên kết chặt chẽ và đồng nhất giữa các thành phần của công trình.

Đảm bảo việc bố trí giằng tường hiệu quả

Bố trí và thiết kế đai tường phải được thực hiện sao cho phù hợp và chính xác, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Quá trình thi công đòi hỏi cần thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận và sử dụng những vật liệu chính hãng, chất lượng cao.

Để đảm bảo sự bố trí hợp lý của đai tường, người ta thường tiến hành tính toán trước và áp dụng các phương pháp phân bổ thích hợp dựa trên các yếu tố thực tế của công trình.

Thông thường đai tường được đặt ở những vị trí có vai trò chịu trọng lực lớn, hoặc nơi có khả năng sụt lớn hay ngập nước, để phân bố đều trọng tải của ngôi nhà.

Cách bố trí giằng tường hiệu quả

Muốn giằng tường đảm bảo độ chắc chắn cũng như phát huy được hiệu quả tối đa thì quá trình thi công cần tuân thủ thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị khung thép thi công đai tường

Trong một số trường hợp thi công các công trình lớn, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, ta có thể thi công giằng tường trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn với cốp pha. Với phương án này, công trình có thể gây gia tăng chi phí tuy nhiên về tính ổn định và tốc độ lại rất nhanh chóng. Các bước chuẩn bị khung thép như sau:

  • Buộc thép thành khung, lắp vào vị trí buộc.
  • Gia công lắp dựng cốt thép.
  • Gia công cốt dọc và cốt đai theo kích thước thiết kế.
  • Buộc thép thành các khung và lắp vào vị trí.

Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ

Để thực hiện công đoạn giằng tường một cách hiệu quả, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc gia công và lắp ráp ván khuôn thành một hình hộp. Đặt ván khuôn vào vị trí và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế và được cố định bằng cây gỗ  3×5cm. Tiếp theo thực hiện các bước:

  • Buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Ván khuôn được gia công và đóng thành hộp tập kết lại.
  • Tiến hành trộn và đổ bê tông giằng tường.
  • Đầm kỹ lại bằng đầm dùi.

Kỹ thuật lắp đặt cốt thép, cốp pha

Để lắp đặt cốt thép, cốp pha, khi thi công người ta cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật như sau:

  • Sau khi đã dựng cốt thép thì tiến hành lắp đặt ván khuôn đài cọc và dầm móng.
  • Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.
  • Tùy kích thước từng móng cụ thể sẽ tiến hành ghép khuôn phù hợp.
  • Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để tăng độ chắc chắn.
  • Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ.

Trộn và đổ bê tông, đầm kỹ bằng đầm dùi

Để đảm bảo độ chắc chắn của giằng tường, quan trọng nhất là sau khi đầm bê tông, không có lỗ hay vết rỗ nào trên bề mặt. Để đạt được điều này việc đầm bê tông cần được thực hiện kỹ lưỡng cho đến khi không còn bọt khí nổi lên.

Khi sử dụng đầm dùi, cần chú ý mỗi lần di chuyển của dầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của nó và cần đảm bảo đã cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước đó 10cm.

Nên đầm từ vị trí đổ bê tông, lan ra các phía góc đầm 90 độ là tốt nhất, đầm góc nghiêng sẽ làm cho bê tông bị phân tầng. Khi đầm lên dùi vòi sâu xuống 10 – 15cm và đầm 30 – 40 giây tại một chỗ, tiếp đó di chuyển với tốc độ khoảng 30 – 50 giây cho mỗi vệt trước khi di chuyển sang vệt tiếp theo, độ lệch giữa 2 vệt là 10cm. Chú ý không nên để dưới đáy đầm có hiện tượng nổi bong bóng nước.

Tháo dỡ ván khuôn

Tiến hành tháo ván khuôn dầm sau khi đổ bê tông được 1 ngày, cần đảm bảo tháo dỡ theo đúng yêu cầu kỹ thuật tránh làm sứt mẻ cấu kiện. Xây dựng thì đai tường là cần thiết để đảm bảo công trình có độ chịu lực cao, mang lại hiệu quả cao nhất.

Những lưu ý khi bố trí giằng tường

Giằng tường khi thiết kế và thi công phải chú ý tới cách bố trí phù hợp mới phát huy hết công năng. Giằng tường cần được thực hiện đúng kỹ thuật, tỉ mỉ với vật liệu tốt thì mới vững chắc và phát huy khả năng chịu lực:

  • Các bố trí giằng tường áp dụng theo đúng công năng của nó trên thực tế, cấu tạo công trình chi tiết, làm theo bản vẽ thiết kế đã tính toán từ trước
  • Giằng tường nên được bố trí ở khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố đều tải trọng của sàn, tầng trên và toàn bộ căn nhà cao tầng
  • Bố trí giằng tường ở nơi cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, ví dụ ở ban công, tấm ô văng
  • Sử dụng giằng tường nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, nơi có tải trọng động,… nguy hiểm cần gia cố chắc chắn thêm.

Ngoài ra, trong quá trình thi công giằng tường chúng ta cũng cần phải lưu ý thi công đúng kỷ thuật, vật liệu đạt chất lượng để đảm bảo giằng tường có khả năng chịu lực tốt và phát huy hết công năng của mình. Đối với những tường cao từ 300-400cm thì sẽ được bố trí một giằng tường. Tuy nhiên, để đảm bảo cho khả năng chịu lực và sự chắc chắn vẫn có thể bố trí thêm 1 giằng tường ở giữa. Chiều dài của giằng tường sẽ bằng với chiều dài của tường và có độ dày phổ biến từ 7-14cm.

Những câu hỏi thường gặp khi thi công giằng tường

1. Kích thước giằng tường là bao nhiêu

Kích thước chính của giằng tường được quy định là:  chiều dài bằng chiều dài của tường và độ dày khoảng từ 7cm – 14cm.

2. Tường cao bao nhiêu thì có giằng tường

Tường cao từ 300cm đến 400cm thì sẽ bố trí một giăng tường và cũng có thể bố trí thêm giằng ở giữa tường để nâng cao bộ vững chắc của công trình. 

3. Nếu tường không được bố trí giằng thì ảnh hưởng như nào?

Khi không có giằng tường, tải trọng đỉnh sàn ở tầng trên sẽ phân bố không đều, lâu dần khiến các kết cấu nhà chịu quá tải trọng bị biến dạng, nứt vỡ. 

4. Khi nào thì cần bố trí giằng tường

Giằng tường sẽ thường bố trí ở khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố đều tải trọng của sàn, tầng trên và toàn bộ căn nhà cao tầng. Giằng tường cũng có thể bố trí tại cạnh trên và cạnh dưới của cửa sổ, vị trí tường kết thúc. Bố trí giằng tường ở nơi cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, ví dụ ở ban công, tấm ô văng. Sử dụng giằng tường nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, nơi có tải trọng động,..

Trên đây là những thông tin hữu ích về giằng tường, hy vọng thông tin trên giúp khách hàng hiểu hơn về bộ phận tăng sức chịu lực này, để chú ý hơn khi thực hiện, phải đảm bảo độ kỹ thuật cao. Nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin hãy liên hệ ngay Maxhome để được tư vấn sớm nhất.