Gạch xây không vữa và những lưu ý khi xây dựng

Chắc hẳn bạn rất ngạc nhiên khi nghe đến phương thức xây tường chỉ dùng gạch mà không cần dùng đến vữa? Đây là một giải pháp thi công mang lại phong cách độc đáo và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng phát triển hơn trong tương lai. Vậy gạch xây không vữa có đắt không? Ưu điểm ra sao? Cần lưu ý gì khi xây dựng? Maxhome sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn trong bài viết này.

Xây dựng tường bằng gạch không vữa tạo không gian độc đáo mới lạ

I. Gạch xây không vữa là gì?

Gạch xây không cần vữa được công ty Hydraform phát minh từ những năm 1988 tại Nam Phi. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển thì dòng gạch đã không ngừng được cải tiến và xuất hiện tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, gạch xây không vữa mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây.

Gạch xây không vữa là loại gạch được sử dụng trong những mẫu kiến trúc thiết kế theo hình khối vừa phải. Mặt gạch thường là các cạnh vuông vắn không họa tiết, không cầu kỳ. Nhưng có các đường gờ để khóa viên gạch với nhau một cách chắc chắn. Khi xây dựng, các viên gạch được xếp chồng lên nhau. Thợ thi công không phải dùng bất cứ chất kết dính hay vữa như gạch thông thường.

Gạch xây không vữa được làm từ đất sét dẻo chất lượng. Đất sét sau khi được lấy lên sẽ được ngâm ủ trong ít nhất từ 4 đến 5 tháng để đạt độ chắc nhất định. Khi đất đã được ủ và phong hóa sẽ được đem đi đóng thành khuôn với hình dạng như bạn mong muốn. Cuối cùng là đem đi nung với nhiệt độ cao để đảm bảo độ cứng cũng như tính chịu lực cao của sản phẩm.

Một viên gạch không vữa tương đối nặng, khoảng 9 kg. Kích thước (dài x rộng x dày) của viên gạch phổ biến là 18cm x 12cm (24cm) x 11,5cm hoặc 15cm x 12cm (24cm) x 11,5cm.

II. Ưu và nhược điểm

1. Ưu điểm

Vật liệu này đã được đánh giá cao từ việc nghiên cứu nguyên liệu đến quá trình cải tiến các công nghệ sản xuất. Vì thế khi du nhập vào Việt Nam thì loại gạch xây này đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng đang còn hiện hành. Tại sao nhiều người lựa chọn vật liệu này mà không phải bất cứ dòng gạch nào khác trên thị trường qua các ưu điểm của chúng? Cụ thể như sau:

  • Chất lượng cao

Vật liệu được đánh giá cao ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu kỹ lượng đến quy trình sản xuất hiện đại. Gạch xây không vữa đạt đầy đủ các chỉ tiêu “vàng” về chất lượng như: TCVN 1450:2009.

Đặc biệt với khả năng chịu nhiệt cao, chống thấm nước cực tốt giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, gạch còn cách nhiệt, cách âm hiệu quả giúp chủ nhà luôn cảm thấy vừa tiện nghi vừa dễ chịu khi sử dụng dòng gạch này cho ngôi nhà của mình.

  • Nâng cao thẩm mỹ cho công trình

Những mẫu gạch trang trí thông thường dễ mang lại cảm giác đơn điệu, không nổi bật. Trong khi đó, những mẫu gạch xây không vữa này lại giúp ngôi nhà của bạn trở nên mới mẻ, độc đáo nhưng lại đậm chất truyền thống.

Những viên gạch được đúc ra vuông vắn, sắc nét đến từng góc cạnh giúp những mảng tường trở nên ấn tượng, mang tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, bạn không cần lo lắng về màu sắc, bởi dòng gạch này không bao giờ bị phai mờ do thời gian. Hơn thế nữa, nếu để càng lâu, gạch càng mang vẻ đẹp cổ kính, phong trần mà vẫn độc đáo.

  • Tiết kiệm chi phí xây dựng

Tiết kiệm chi phí chính là ưu điểm nổi bật nhất của dòng gạch thô này. Với khả năng tích hợp cả 3 công đoạn thành một. Gia chủ không chỉ tiết kiệm thời gian, vật liệu, nhân công mà còn tiết kiệm được khoản lớn chi phí cho các bước trát và ốp trang trí nếu dùng nguyên liệu khác.

Xây nhà cấp 4 bằng gạch không vữa, gia chủ hầu như không cần dùng đến cột kèo, sắt thép. Ở vị trí góc tường, viên gạch được cắt ghép chi tiết, ăn khớp với nhau, tạo độ khóa cực kỳ chắc chắn.

  • Cách nhiệt, chống ồn hiệu quả

Với độ dày của gạch thì những bức tường xây sẽ có thể cách nhiệt tạo ra được hiệu ứng “đông ấm, hè mát” rất tốt. Ngoài ra, tính chống ồn cũng được đảm bảo để người sử dụng trong không gian sẽ luôn có những phút giây yên tĩnh, thư giãn mà không bị làm phiền.

2. Nhược điểm

Với nhiều ưu điểm đã kể trên chắc hẳn bạn cũng đã có ấn tượng tốt về gạch xây mà không cần vữa. Tuy nhiên, nó vẫn còn có một số mặt hạn chế như sau:

  • Tính đơn giản đôi khi gây ra sự nhàm chán

 Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội thì nếu ngôi nhà quá đơn giản sẽ có thể không phù hợp với thời đại và gây ra sự nhàm chán cho người sử dụng.

  • Sửa chữa phức tạp

Đây là dòng gạch đặc thù, nếu muốn sửa chữa, cải tạo thì gặp một vài vấn đề như: tìm được lô gạch với màu sắc tương đồng, tháo dỡ phức tạp…

  • Khó đi đường dây điện

Việc khoan đục tường để đi dây diện sẽ được hạn chế theo chiều ngang do ống dây có thể luồn vào trong khe ấm dương. Tuy nhiên, lắp đặt đường điện theo chiều dọc lại có sự phức tạp và khó khăn hơn nhiều.

III. Những lưu ý khi xây dựng

Có một vài vấn đề cần lưu ý khi sử dụng gạch xây không cần vữa bạn nên biết đó là:

  • Trọng lượng của một viên gạch không vữa khá nặng, khoảng 9kg. Vì vậy khi dùng gạch không vữa xây nhà cấp 4, nhà cao tầng cần phải cân nhắc kỹ đảm bảo kết cấu chịu tải trọng của công trình.
  • Màu sắc của gạch xây không vữa: gia chủ có thể giữ nguyên màu sắc tự nhiên của viên gạch hoặc phun sơn màu theo sở thích.
  • Nắm rõ những điểm hạn chế còn lại của gạch ghép không vữa như: khó sửa chữa và đi đường dây điện theo chiều dọc.
  • Tham khảo báo giá gạch xếp không vữa của một vài đơn vị sản xuất hoặc nhập khẩu phân phối.
  • Tìm hiểu và lựa chọn đơn vị cung cấp gạch xây không cần dùng vữa cũng như đơn vị thi công công trình.

IV. Tính ứng dụng

Nếu bạn muốn biết những công trình được xây bằng gạch không dùng vữa như thế nào thì mời bạn tham khảo một số mẫu thiết kế, thi công hoàn thiện dưới đây:

Gạch xếp không vữa dùng làm tường rào cực kì độc đáo và ấn tượng
Công trình trường học được xây dựng hoàn toàn bằng gạch không vữa
Tường bao thi công bằng gạch xếp không vữa vừa đơn giản và tiết kiệm thời gian
Xây nhà bằng gạch không vữa chắc chắn, thi công hoàn thiện nhanh và tốn ít chi phí
Một không gian sống phong trần, pha lẫn giữa hiện đại với cổ điển khi dùng gạch không vữa để xây dựng

Qua những thông tin về đặc điểm và ứng dụng của loại gạch xây không vữa mà Maxhome chia sẻ trên bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã có đánh giá riêng của bản thân. Việc quyết định có lựa chọn xây dựng công trình bằng loại gạch này hay không thì bạn cũng cần tham khảo từ những người có kinh nghiệm để đạt hiệu quả tối ưu bạn nhé!

Xem thêm ⋙