Cách xử lý tường nhà bị thấm nước mưa đơn giản và hiệu quả

Ngoài chức năng thẩm mỹ làm nổi bật vẻ bề ngoài của công trình xây dựng, tường còn là “rào chắn” bảo vệ ngôi nhà bạn trước những tác hại từ thiên nhiên. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì tình trạng tường bị thấm nước mưa, xuất hiện nứt, mốc là điều không tránh khỏi. Giải pháp nào để xử lý vấn đề này hiệu quả tốt nhất?

Tường là cái tên gọi quen thuộc, nhưng vai trò của nó quan trọng như thế nào đối với nhà ở và các công trình xây dựng thì không phải ai cũng biết rõ.

Sử dụng sơn chống thấm để xử lý tường nhà bị nứt, thấm nước

I. Vai trò của tường

Tường là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng tham gia vào kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Ngoài vai trò giới hạn, phân cách không gian bên ngoài với bên trong, tạo nên không gian sử dụng của các phòng trong nhà: phòng khách, bếp, phòng ngủ,… nó còn đóng vai trò thể hiện tính thẩm mỹ của công trình xây dựng.

Những bức tường được sơn màu đẹp đẽ chắc chắn sẽ làm tổng thể của ngôi nhà thêm phần nổi bật. Hay tường trong các phòng được decor trang trí bằng những vật liệu nội thất, hoặc sử dụng giấy dán tường, ốp đá sẽ khiến cho các bức tường “vô hồn” trở nên tinh xảo, hiện đại và sang trọng.

Chính vì vai trò quan trọng của tường nhà mà các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xây tường cần phải được chú ý hết sức cẩn thận. Phải đảm bảo nguyên vật liệu, kết cấu bền vững, đảm bảo độ cứng, tính ổn định và tính thẩm mỹ chung cho toàn bộ công trình để từ đó đem lại thành quả lý tưởng nhất.

II. Nguyên nhân tường bị thấm nước

Thấm nước là tình trạng nước từ bên ngoài ngấm vào bên trong bức tường qua các phân tử. Từ đó, khiến cho cấu trúc bức tường ở bên trong bị phá hỏng và gây mất thẩm mỹ cho không gian nhà ở. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tường bị thấm nước. Trong đó, chúng ta có thể kể đến các nguyên nhân như:

1. Thi công sai phương pháp chống thấm

Do trong quá trình thi công, xây dựng những người thợ đã sử dụng vật liệu không đúng quy chuẩn. Hay khi thiết kế, đơn vị xây dựng đã không chú ý đến việc sử dụng các phương pháp chống thấm. Điều này làm cho kết cấu của bức tường không đảm bảo, tạo nên các lỗ hổng, rỗng giữa các viên gạch hoặc bê tông khiến nước thấm vào dễ dàng và nhanh hơn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân từ nước sàn nhà vệ sinh cũng là vấn đề đáng nói. Tại vị trí ống thoát nước sàn hoặc hộp kỹ thuật lan rộng từ chân tường lên trên bề mặt làm xuất hiện tình trạng mảng tường bị rạn nứt, các vết rạn cổ trần thường khá to nên nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng gây mất thẩm mĩ. Không những thế, ống nước bị tắc hay thủng đường ống nước cũng làm cho tường bị thấm nước.

2. Mưa nhiều

Do thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt vào các mùa mưa lớn trong năm, mưa nhiều gây độ ẩm trong không khí lớn. Từ đó làm cho nước và hơi ẩm thấm vào sâu bên trong tường. Đặc biệt vào mùa mưa tình trạng này sẽ trầm trọng hơn.

Tường nhà xuống cấp do thời gian sử dụng dài nên xuất hiện các vết nứt, bong tróc. Các loại vật liệu xây dựng như xi măng lại có khả năng thấm hút nước tốt. Khoảng cách giữa các hạt xi măng có đường kính trung bình khoảng từ 20 – 40 micromet (1 micromet = 1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu vào giữa các hạt xi măng gây ra hiện tượng thấm.

III. Giải pháp xử lý tường bị thấm nước và cách chống thấm

Tường bị thấm nước gây bong tróc mất thẩm mỹ

Ngôi nhà sau một thời gian dài sử dụng khó có thể tránh được tình trạng ẩm mốc, thấm dột. Nó vừa gây mất thẩm mỹ không gian sống lại vừa làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Vì vậy việc xử lý chống thấm nước cho tường là điều vô cùng cần thiết. Một số cách mà các bạn có thể tham khảo:

1. Đối với tường nhà cũ

Nguyên nhân chủ yếu do tường nhà cũ, sử dụng trong thời gian quá dài, bị xuống cấp hay tường đã bị nước ngấm vào bên trong lâu ngày, nên xảy ra các tình trạng rạn nứt và bong tróc,… Bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Xác định vị trí xảy ra hiện tượng tường bị thấm dột
  • Tiến hành vệ sinh tường, loại bỏ lớp sơn cũ, rong rêu trên bề mặt của khu vực bị thấm nước.
  • Khi tìm được vị trí nguồn thấm thì xử lý triệt để những nơi này để tránh tình trạng thấm trở lại và lây lan rộng sang những mảng tường khác.
  • Sử dụng loại vữa ngoại thất chuyên dụng để trám lại những vết hở, nứt trên bề mặt trần, tường nhà. 
  • Trường hợp tường ngoài bị thấm, ta sẽ tiến hành cạo bỏ đi các lớp sơn cũ, lớp bột trét bị bong tróc. Sau đó phủ lại toàn bộ bề mặt bằng lớp chống thấm chuyên dụng.
  • Khi đã xử lý xong vị trí thấm nước thì ta có thể sơn phủ trang trí hoặc lót lại tường bằng các chất liệu khác.

2. Với tường nhà mới

Để tránh tình trạng bị thấm nước như tường nhà cũ do xuống cấp. Bạn cần chú ý thực hiện các bước sau đối với nhà mới để ngăn chặn hiện tượng này:

  • Sử dụng phụ gia trộn vào xi măng, bê tông xây kết cấu để giảm tối thiểu khả năng rạn nứt, giúp giảm bớt sự thấm nước.
  • Sử dụng chất chống thấm bằng cách trộn xi măng vào nước theo tỉ lệ nước 1:1 tạo thành hỗn hợp.
  • Sử dụng sơn chống thấm phủ 1 – 3 lớp sơn lên bề mặt trần, tường nhà. Lưu ý để sơn chống thấm mang lại hiệu quả cao thì khi thực hiện bề mặt tường phải sạch, khô ráo, có độ ẩm nhẹ nhỏ hơn 16%.
  • Để tăng độ bảo vệ cho bức tường và tạo tính thẩm mỹ cho tổng thể kiến trúc ngôi nhà thì bạn nên phủ lên lớp sơn trang trí cuối cùng lên bề mặt tường hay để tăng độ kiên cố cho lớp màng bảo vệ của tường bạn có thể sử dụng các vật liệu ốp tường chuyên dụng.

3. Gia cố hệ thống thoát nước để xử lý tường bị thấm

Bên cạnh những tác động do thiên nhiên thì nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấm dột chính là hệ thống thoát nước bị tràn hoặc rò rỉ khi trời mưa. Vậy nên, bạn hãy thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống thoát nước. Nếu có dấu hiệu nứt vỡ, rò rỉ thì cần phải thay ngay lập tức để không khiến cho lớp sơn bị hỏng khi nước tràn ra. 

Ngoài ra, sau mỗi trận mưa thì bạn cũng cần phải kiểm tra hệ thống thoát nước để trần nhà không bị dột. Bởi nếu như đường ống bị tắc nghẽn bởi rác, bụi bẩn cũng sẽ khiến cho nước thấm xuống trần. Từ đó khiến cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi bên trong không gian sống. 

4. Che chắn cho bề mặt trần nhà

Nếu trần bị thấm nước nhiều gây ra hiện tượng nhà dột thì xử lý nơi bị thấm bằng cách phủ bề mặt bằng sợi thủy tinh, keo chống thấm và rồi trét xi măng cố định lại.

Trong trường hợp nhà dột từ trên mái, bạn có thể trám vết nứt bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày khoảng 1cm để phương án chống thấm dột được hiệu quả.

5. Sử dụng sơn chống thấm

Khi chuẩn bị xây dựng một công trình, bạn cần hoạch định một phương pháp chống thấm hiệu quả và mang tính bền vững trong tương lai. Một giải pháp được xem là đơn giản và được nhiều người sử dụng hiện nay là kết hợp sử dụng chất chống thấm và sơn ngoại thất có tính năng chống thấm.

Sơn có tính năng chống thấm tạo ra một lớp màng liên kết chặt chẽ với nhau bảo vệ bề mặt tường. Sơn với công nghệ Nano là dòng sơn được đánh giá có màng liên kết tốt và độ co giãn cao chịu được các tác nhân khắc nghiệt từ môi trường.

Bên cạnh những phương pháp xử lý tường bị thấm nước, bạn cần lưu ý đến thiết kế kết cấu mái sao cho phù hợp kiến trúc ngôi nhà và khí hậu địa phương. Phải đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc để thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Đặc biệt chú ý những công trình mái bằng, cần đảm bảo độ dốc tối thiểu 3%.

Đồng thời, bạn cũng nên chú trọng việc cố định kết cấu mái (sử dụng vật liệu bê tông), hay lợp dán ngói (với mái dốc), phủ mái tôn, kê tấm đan (với mái bằng) để tránh tác động trực tiếp của mưa nắng.

Ngoài ra, thiết kế tạo độ dốc 2 – 3% cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như ban công, lô gia, sân thượng để hạn chế việc đọng nước gây hiện tượng thấm, dột tường nhà.

Mong rằng với những chia sẻ trên bài viết, Maxhome đã giúp các bạn “bỏ túi” được kha khá mẹo xử lý vấn đề tường nhà bị thấm nước. Hãy liên hệ ngay với Maxhome, đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp và uy tín nếu bạn muốn sở hữu một công trình chất lượng, mang tính bền vững trong tương lai.

Xem thêm ⋙